Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Các xã 135 gặp nhiều khó khăn trong xây dựng NTM

Trọng Bảo - 20:23, 10/04/2020

Hiện kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Để các xã này “về đích” NTM đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu, nhất là nguồn lực đầu tư.

Phát triển chăn nuôi trâu nhốt chuồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giữ môi trường sạch sẽ.
Phát triển chăn nuôi trâu nhốt chuồng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giữ môi trường sạch sẽ

Tả Thàng là xã ĐBKK của huyện Mường Khương. Tính đến hết năm 2019, toàn xã còn hơn 60% hộ nghèo và cận nghèo. Địa hình của xã chủ yếu đồi núi dốc, dân cư không tập trung, thiên tai thường xuyên xảy ra; trong tổng số hơn 3.143ha diện tích đất tự nhiên toàn xã, chỉ có 30ha đất trồng lúa, 370ha trồng ngô…

Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã mới đạt 10/19 tiêu chí. Theo ông Vương Văn Dầu, Bí thư Đảng ủy xã, cấp ủy đảng, chính quyền xã xác định nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt hai mục tiêu trên thì thực sự rất khó khăn.

“Thời gian qua, xã đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mô hình chăn nuôi trâu, lợn đen, nuôi cá lồng, trồng chè tuyết Shan… Nhưng hầu hết các mô hình mới chỉ thực hiện ở một số hộ gia đình, chưa được nhân rộng”, ông Dầu chia sẻ.

Tại xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà), theo đánh giá, tiến độ hoàn thành các tiêu chí NTM cũng hết sức chậm. Đến nay, xã vẫn còn 8 tiêu chí chưa hoàn thành, một số tiêu chí đã hoàn thành nhưng chưa bền vững.

Không chỉ loay hoay với bài toán khó về thu nhập và hộ nghèo, những tiêu chí cần sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cũng gặp khó khăn rất lớn, đặc biệt là tiêu chí giao thông và điện. Hiện toàn xã mới đổ bê tông được hơn 40% nhu cầu đường giao thông nông thôn, còn nhiều tuyến đường liên thôn, đường ngõ xóm không bảo đảm đi lại vào mùa mưa. Toàn xã mới chỉ có 5/10 thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ gia đình được sử dụng điện thường xuyên, an toàn chỉ đạt 63%.

“Hoàn thành tiêu chí giao thông và điện sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện các tiêu chí khác. Tuy vậy, với nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn kinh phí có hạn nên chưa biết bao giờ mới hoàn thành”, Chủ tịch UBND xã Nậm Lúc Sầm Phượng Long cho biết.

Chưa đưa ra được các giải pháp để giảm nghèo bền vững, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đặc biệt là giao thông đi lại còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao cũng chính là thực trạng chung ở các địa phương này.

Ông Bùi Công Khanh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Lào Cai cho biết, tiến độ hoàn thành các tiêu chí chậm do nhiều nguyên nhân. Trước hết, do các xã có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

“Ngoài ra, một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, chưa chủ động, mạnh dạn phát triển sản xuất, năng lực của một số cán bộ cơ sở còn hạn chế, hiệu quả công việc chưa cao”, ông Khanh phân tích.

Theo ông Khanh, địa phương kỳ vọng tới đây, khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được triển khai, các xã 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Từ đó, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS so với bình quân chung của tỉnh và cả nước.

Theo Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã ĐBKK vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh Lào Cai có 104 xã.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.