Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng Văn hóa du lịch Trà Vinh: Bảo tồn văn hóa gắn với khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Song Vy - 17:55, 23/09/2019

Năm 2018, với quan điểm bảo tồn và phát triển văn hóa Khmer Nam bộ, tỉnh Trà Vinh ban hành nghị quyết mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng của địa phương đến năm 2020. Từ đó, Đề án “Làng Văn hóa du lịch Khmer Trà Vinh” đã ra đời, tạo đòn bẩy cho việc khởi nghiệp từ phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, đồng thời giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Trà Vinh là một trong những tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer đông nhất khu vực Tây Nam bộ, gần 32% tổng dân số của tỉnh. Đồng bào Khmer có ngôn ngữ và chữ viết riêng; có kho tàng văn hóa phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười; có nền sân khấu truyền thống như Dù kê, Dì kê, một nền âm nhạc vừa có nguồn gốc Ấn Ðộ, vừa có nguồn gốc Ðông Nam Á. Từ những di tích hiện hữu như Ao Bà Om, Bảo tàng Văn hóa Khmer và chùa Âng- ngôi chùa Khmer cổ nhất của Trà Vinh… đã tạo điều kiện cho Dự án “Làng Văn hóa du lịch Khmer Trà Vinh” ra đời và phát triển.

Tham gia dự án, các thành viên được hỗ trợ 60 triệu đồng cho mỗi gia đình khi đầu tư homestay. Ngoài ra, địa phương còn hỗ trợ thêm 50% trên khoản lãi suất vay vốn ngân hàng trong vòng 36 tháng, định mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/hộ.

Du khách tham gia các hoạt động trải nghiệm tại Làng Văn hóa du lịch Khmer Trà Vinh.
Du khách tham gia các hoạt động trải nghiệm tại Làng Văn hóa du lịch Khmer Trà Vinh.

Ông Thạch Sang ở xã Lương Hòa, Châu Thành chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi được tham gia vào dự án khởi nghiệp từ Làng Văn hóa vì được giới thiệu văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc mình đến với mọi người. Ở đây, tôi trực tiếp tái hiện lại cảnh giã cốm dẹp- một món ăn truyền thống của người dân tộc Khmer. Thu nhập của gia đình tôi giờ ổn định, không như trước đây làm ruộng hoặc làm vườn. Công việc hiện nay cho gia đình tôi thu nhập 700.000-1.000.000 đồng/ngày”.

Dự án Làng Văn hóa nằm cách trung tâm TP. Trà Vinh 3km. Bước chân vào làng, du khách sẽ được hòa mình vào nét đẹp độc đáo của nền văn hóa Khmer lâu đời, lan tỏa bằng hình thức du lịch cộng đồng.

Anh Thạch Quang-Hướng dẫn viên Làng Văn hóa cho biết: “Làm hướng dẫn viên tại Làng Văn hóa giúp tôi có nguồn thu nhập cao. Công việc này còn giúp tôi có thể quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer đến với tất cả mọi người. Tham gia thực hiện dự án khởi nghiệp này chúng tôi tích lũy được tài chính và lưu giữ kho tàng văn hóa cho dân tộc mình”.

Hiện mỗi tháng, Làng Văn hóa du lịch Khmer đón hàng trăm đoàn khách trong và ngoài nước tới thăm quan và trải nghiệm nhiều hoạt động phong phú, như: Làm cốm dẹp, nhảy múa, thăm quan làng bích họa, ngắm cảnh và tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, chùa chiền. Còn đối với người tham gia làm việc tại dự án ngày càng chuyên nghiệp do được đào tạo bài bản.

Thầy So Rone, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Pali Khmer Trà Vinh phấn khởi cho biết, đây là một trong những dự án về văn hóa, du lịch vừa mang tầm cỡ, vừa mang tính cộng đồng đang được tỉnh Trà Vinh tập trung thực hiện nhằm tăng tốc phát triển ngành Du lịch từ nay đến năm 2020.

“Làng Văn hóa du lịch Khmer gắn với nét đẹp làng nghề đã tạo ra cơ hội trải nghiệm cho du khách khi đến với Trà Vinh, cũng như giao lưu văn hóa với đồng bào dân tộc Khmer. Dự án còn góp phần vào sự phong phú, đa dạng của bức tranh văn hóa đa sắc màu cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”, thầy So Rone nói.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.