Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: Xác định các mục tiêu đầu tư trọng điểm cho vùng DTTS

Nghĩa Hiệp - 20:47, 26/12/2021

Tỉnh Lạng Sơn có hơn 83% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) - giai đoạn 1 (2021 - 2025), tỉnh tập trung các mục tiêu chủ yếu về công tác giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Các mô hình kinh tế hiệu quả được tỉnh Lạng Sơn tập trung, nhân rộng tạo sức bật cho vùng DTTS trong giai đoạn từ nay đến năm 2025
Các mô hình kinh tế hiệu quả được tỉnh Lạng Sơn tập trung, nhân rộng tạo sức bật cho vùng DTTS trong giai đoạn từ nay đến năm 2025

Theo số liệu được tỉnh Lạng Sơn phê duyệt, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh có 199/200 xã  vùng đồng bào DTTS và miền núi (trừ xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng), trong đó có 88 xã khu vực III, 8 xã khu vực II, 103 xã khu vực I và 644 thôn đặc biệt khó khăn (gồm: 84 thôn thuộc xã khu vực I, 24 thôn thuộc xã khu vực II và 536 thôn thuộc xã khu vực III).

Tính đến năm 2020, tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 86,1%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 99,9%; 100% xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 98,31%; có 225 trường học đạt chuẩn quốc gia và 161 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,88%, bình quân giảm trên 3,61%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 44,5 triệu đồng/người/năm, 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuy nhiên, trên thực tế, vùng DTTS và miền núi vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, như: Kinh tế phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; kết cấu hạ tầng KT-XH tuy đã được đầu tư xây dựng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng cao, biên giới; việc huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu thực tế. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn cao, chiếm 94,55% tổng số hộ nghèo, kết quả giảm nghèo chưa bền vững...

Theo ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, để tạo bứt phá cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh dự kiến đầu tư 1.100 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG. 

Theo đó, tỉnh Lạng Sơn sẽ thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp tỉnh để thống nhất chỉ đạo chung 3 Chương trình trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục rà soát đối tượng, phạm vi, địa bàn thụ hưởng, nội dung thực hiện, danh mục công trình dự án, quy mô đầu tư, nhu cầu vốn, tổng hợp kế hoạch đầu tư hằng năm và cả giai đoạn.

Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (áo trắng) trong buổi kiểm tra phát triển kinh tế hội nhập tỉnh Lạng Sơn
Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (áo trắng) trong một lần kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh ở cơ sở

Tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm trở lên (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025); thu nhập bình quân đầu người đạt 2.900 - 3.000 USD/người/năm. 

Về kết cấu hạ tầng, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác 99,6%; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn được cứng hóa đạt 80%. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn đạt 60%; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Về giáo dục, số trường học đạt chuẩn quốc gia là 300 trường; chuyển đổi 100% trường phổ thông dân tộc nội trú THCS thành trường liên cấp THCS và THPT; phấn đấu 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; phấn đấu 95% số xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

 Về y tế, tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; 100% số xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế…

Để bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công tác giải ngân vốn đầu tư công thuộc Chương trình MTQG, tỉnh cam kết phấn đấu hết năm 2022 sẽ bảo đảm giải ngân đúng tiến độ là 25% vốn đầu tư công trên tổng số vốn đầu tư công thuộc Chương trình MTQG của giai đoạn.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.