Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lạng Sơn: Lễ hội Phài Lừa xã Quốc Việt thu hút nhiều du khách thập phương

Thúy Hồng - 18:57, 22/05/2023

Ngày 22/5 (tức ngày 4/4 âm lịch), UBND xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ hội Phài Lừa tại thôn Nà Lình, thu hút hàng nghìn du khách tham gia.

Lễ hội Phài lừa được tổ chức ở thôn Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Lễ hội Phài lừa được tổ chức ở thôn Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Lễ hội Phài Lừa xã Quốc Việt đã có từ rất lâu đời, được tổ chức với chu kỳ 2 năm 1 lần vào ngày 4/4 âm lịch, tại Miếu thôn Nà Lình và đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua làng (khu vực đoạn Thà Bó). Lễ hội gắn liền với câu chuyện truyền thuyết liên quan đến tục thờ thần rắn, thần sông của cư dân địa phương mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Các đội thi chuẩn bị tranh tài
Các đội thi chuẩn bị tranh tài

Lễ hội Phài Lừa mang tính nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, gắn liền với lễ thức cầu mưa, cầu nước, cầu mùa, một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian chứa đựng sắc thái tộc người rất độc đáo.

Lễ hội không chỉ là dịp dân làng đón Thần Rắn về thăm quê, mà còn là dịp thể hiện niềm tin, niềm tự hào mãnh liệt và ước vọng của Nhân dân cầu mong cho mọi người, mọi nhà được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu…

Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương
Lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương

Lễ hội diễn ra liên tục cả ngày với nghi lễ trang nghiêm, các trò chơi dân gian sôi nổi như: Đẩy gậy, kéo co, tung còn, lày cỏ, đi cà kheo, tung còn… với sự tham gia của các thanh niên trong thôn, bản trong xã và một số làng lân cận.

Lễ hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian
Lễ hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian

Điều đặc biệt nhất không thể không nhắc đến của lễ hội chính là trò đua bè mảng. Các thôn ven sông và các thôn lân cận chuẩn bị bè mảng được kết bằng các cây tre dài, đầu bè cắm cờ hiệu riêng theo quy định. Mỗi bè có 3 vận động viên mình trần, mặc quần đùi, tay cầm mái chèo gỗ, đầu cuốn khăn và thắt lưng buộc vải cùng màu. Điểm xuất phát kéo dài từ bến sông Pác Hát đến Pò Phiêng rồi quay lại.

Lễ hội Phài Lừa mang tính nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, gắn liền với lễ thức cầu mưa, cầu nước, cầu mùa, một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây
Lễ hội Phài Lừa mang tính nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, gắn liền với lễ thức cầu mưa, cầu nước, cầu mùa, một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của người dân nơi đây

Cuộc đua được chia thành từng đợt, mỗi đợt đua 3 vòng. Đến vòng thứ 3 khi các bè đua đến khúc sông trước cửa miếu Nà Lình đều phải lật bè 3 lần, động tác này tượng trưng cho việc gọi thần rắn lên cùng đua bè, cùng vui hội với dân làng. Bè thắng cuộc là bè có thời gian bơi 3 vòng ít nhất.

Cuộc đua được tiến hành theo sự điều khiển của trọng tài và tiếng trống giục rộn rã liên hồi cùng không khí náo nhiệt và tiếng hò reo không ngớt của các khán giả cổ động.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.