Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lạng Sơn: Khai mạc Lễ hội Đồng Đăng

Thiên An - 17:05, 19/02/2024

Ngày 19/2, UBND thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Khai mạc Lễ hội Đồng Đăng. Đây là lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được tổ chức gắn với di tích cấp tỉnh đền Mẫu Đồng Đăng.

Tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tại lễ hội
Tiết mục biểu diễn của đoàn nghệ thuật khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tại Lễ hội

Dự lễ khai mạc có lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn; Công an tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo huyện Cao Lộc và đại biểu đến từ thị trấn Bằng Tường, cùng đại biểu Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Theo các tài liệu lịch sử, đền Mẫu Đồng Đăng được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ XIX tại một mái đá sát chân núi cách vị trí ngày nay khoảng 300m về phía Đông Bắc. Khoảng vài chục năm sau, thấy nơi đây chật hẹp, Nhân dân địa phương đã di chuyển đền đến vị trí hiện tại và dựng lên một bát hương nhỏ để thờ. Từ năm 1990, Nhân dân địa phương đã đóng góp xây dựng đền.

Theo tiềm thức dân gian, đền Mẫu là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay đền vẫn bảo tồn được kiến trúc nghệ thuật truyền thống và nhiều di vật, cổ vật có giá trị, như: Bia đá ma nhai, nghiên mực đá chạm khắc năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long năm 1809, hoành phi câu đối…

Du khách thăm quan tại Đền Mẫu Đồng Đăng
Du khách thăm quan tại Đền Mẫu Đồng Đăng

Tại lễ hội năm nay, Nhân dân, du khách đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ, dân ca dân vũ đặc sắc do hội viên các câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và đoàn nghệ thuật trấn Bằng Tường, thị Bằng Tường, khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) biểu diễn.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Lễ hội cũng diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Múa sư tử, các trò chơi dân gian như bịt mắt đánh trống, nhảy bao và hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản của Lạng Sơn như: Lợn quay, vịt quay, khau nhục…. thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương đến tham quan, trẩy hội.

Thông qua các hoạt động trong Lễ hội góp phần gắn kết cộng đồng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Lạng Sơn. Đồng thời, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.