Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Làng nghề truyền thống ăn theo mùa nước nổi

PV - 16:28, 18/04/2018

Nhiều thập kỷ qua, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hình thành nhiều làng nghề truyền thống ăn theo mùa nước nổi. Tuy nhiên, sau nhiều năm liên tiếp lũ không về, làng nghề phục vụ cho muà nước nổi vắng khách. Năm nay, nước đầu nguồn đổ mạnh, lũ về sớm, bà con làng nghề rất phấn khởi, tất bật sản xuất, làng nghề lại hồi sinh phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản tại địa phương và bán sang nước bạn láng giềng.

Làng nghề đóng xuồng ghe trên 100 năm tuổi của xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có trên 100 cơ sở lớn nhỏ đóng xuồng. Những năm gần đây lũ ít, nước thấp không ai cần xuồng để đánh bắt thuỷ sản hay làm phương tiện di chuyển, nên rất nhiều cơ sở đóng cửa, tìm nghề khác mưu sinh.

 Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài xã Long Hậu, Lai Vung (Đồng Tháp) phải làm cả ban đêm mới kịp giao hàng. Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài xã Long Hậu, Lai Vung (Đồng Tháp) phải làm cả ban đêm mới kịp giao hàng.

 

Năm nay, nước lên cao, nguồn lợi thuỷ sản cũng đa dạng. Người dân bắt đầu quay trở lại đánh bắt và nuôi trồng theo con nước nổi. Theo đó, làng nghề Long Hậu đã vui trở lại, với khoảng 40 cơ sở đóng xuồng ghe ngày đêm tất bật sản xuất để có thể đáp ứng đủ đơn hàng cho người dân địa phương và thương lái từ các tỉnh lân cận như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…

Ông Đỗ Văn Banh, một chủ cơ sở đóng xuồng phấn khởi thông tin: Năm nay lũ về sớm và lớn nên sản lượng xuồng đóng nhiều hơn mọi năm. Dự kiến cơ sở của ông sẽ đóng tăng hơn mọi năm từ 1.400-1.500 chiếc, chủ yếu là xuồng loại nhỏ đánh bắt trên đồng để bán ra thị trường.

Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Long Hậu, cho biết: Long Hậu hiện có 2 làng nghề truyền thống là đóng xuồng ghe và đan lưới. Năm nay có khoảng 45 cơ sở đóng xuồng, ghe và 6 cơ sở đan lưới hoạt động. Mỗi cơ sở có từ 15 đến 20 công nhân với mức thu nhập trên 200.000 đồng/người/ngày. Nhân công đan lưới thì khoảng 130.000 đồng đến 150.000 đồng/người.

Ngoài việc sản xuất các phương tiện thô sơ lưu thông và đánh bắt thuỷ sản mùa nước nổi, thì các mặt hàng nông cụ cũng nhộn nhịp và đắt hàng không kém. Ông Nguyễn Văn Thu, một hộ sản xuất lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: “Những năm trước, thời điểm này, cả làng chỉ loay hoay tiêu thụ sản phẩm còn tồn đọng hoặc sản xuất lưỡi câu cá biển phục vụ thị trường miền Trung. Nhưng năm nay, bà con nơi đây đang tập trung sản xuất lưỡi câu cá đồng phục vụ nhu cầu đánh bắt cá mùa nước nổi tại ĐBSCL và làm theo đơn đặt hàng của thương lái mang sang nước bạn Campuchia. Các cơ sở sản xuất lưỡi câu nơi đây đang nhộn nhịp trở lại”.

Trở lại làng nghề đan lưới Thơm Rơm nằm sát quốc lộ 91 thuộc phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), chúng tôi vui theo cảnh nhộn nhịp của bà con làm cả ban đêm để kịp giao hàng.

Làng lưới Thơm Rơm có trên 30 cơ sở sản xuất chính cùng hơn 300 hộ gia đình tham gia sản xuất gia công với hàng ngàn lao động tại địa phương, thu nhập của mỗi người bình quân từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng mỗi ngày. Cũng giống như nhiều làng nghề phục vụ đánh bắt thủy sản khác ở các tỉnh miền Tây, trong những năm gần đây, không có lũ hoặc lũ nhỏ, các cơ sở sản xuất nơi đây phải thay đổi sản phẩm và thị trường tiêu thụ để thích nghi và tồn tại.

Thời điểm này năm trước, hầu hết các cơ sở đan lưới tại đây chuyển sang sản xuất các loại ngư cụ đánh bắt cá biển bán cho thương lái các tỉnh ven biển (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Năm nay, lũ về sớm và lớn hơn cùng kỳ các năm trước, nên sức tiêu thụ chài, lưới và các nông cụ phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản mùa nước nổi tăng cao.

Ông Phạm Văn Hồng, xã Hòa Long vui mừng cho biết: “Từ tháng 5 âm lịch, các loại nông cụ tăng gấp đôi so với năm trước, giá cũng tăng cao hơn năm rồi từ 20%-30%, bà con làng nghề rất phấn khởi. Đợt giao hàng vừa rồi, gia đình tôi bán cho thương lái trên 1.000 cái lộp bắt cá, hằng ngày vẫn còn nhiều thương lái đặt hàng nhưng tôi không nhận”.

Có thể thấy, những làng nghề đang “tựa mình” vào nước nổi, nước nổi lên cao mang nhiều sản vật và phù sa, kéo theo làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu mùa lũ cũng lên theo mùa nước nổi..

Từ tháng 5 âm lịch, các loại nông cụ tăng gấp đôi so với năm trước, giá cũng tăng cao hơn năm rồi từ 20%-30%, bà con làng nghề rất phấn khởi. Đợt giao hàng vừa rồi, gia đình tôi bán cho thương lái trên 1.000 cái lộp bắt cá, hằng ngày vẫn còn nhiều thương lái đặt hàng nhưng tôi không nhận”.

Ông Phạm Văn Hồng, xã Hòa Long

ĐĂNG TUYÊN- N.TÂM

Tin cùng chuyên mục
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, để sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.