Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng nghề sơn mài Hạ Thái

PV - 15:23, 14/09/2018

Trải qua hàng thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội đã và đang khẳng định chỗ đứng trên thị trường bằng nhiều sản phẩm, được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Nghề sơn Hạ Thái có từ khoảng thế kỷ XVII, lúc đó mới chỉ là nghề sơn đồ nét. Đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre… đặc biệt là đưa kỹ thuật mài vào sơn, tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó.

Mỗi hộ ở Hạ Thái thường đảm nhận một công đoạn trong quá trình hoàn thiện sản phẩm sơn mài. Mỗi hộ ở Hạ Thái thường đảm nhận một công đoạn trong quá trình hoàn thiện sản phẩm sơn mài.

Đến thăm gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, 61 tuổi, là một trong 13 nghệ nhân nổi tiếng của làng Hạ Thái, hình ảnh đầu tiên tạo ấn tượng với chúng tôi đó là xung quanh ngôi nhà 3 tầng khang trang của gia đình bà- từ khuôn viên sân vườn đến phòng khách đều đầy ắp các sản phẩm sơn mài. Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, có đến 18 công đoạn để làm một bức tranh sơn mài và tối thiểu phải mất 50 ngày và cần có rất nhiều tay thợ, mỗi thợ sẽ đảm nhận công việc khác nhau. Từ họa sĩ bố cục, thợ gỗ, thợ sơn, đến thợ gắn trứng, khảm trai... Ở Hạ Thái, mỗi hộ làm sơn mài thường đảm nhiệm một công đoạn. Người chuyên làm vóc, người chuyên tạo hình sản phẩm, lại có cả người chuyên đóng bản lề hay chuyên bê đồ từ nhà này sang nhà khác.

“Tôi tiếp nối truyền thống gia đình từ nhỏ, chính thức vào nghề năm 16 tuổi, tính đến nay đã hơn 45 năm gắn bó với công việc này, nhưng cũng không dám một mình đảm nhận hoàn thành một bức tranh sơn mài”, bà Hồi bộc bạch.

Đa dạng, phong phú các sản phẩm sơn mài Hạ Thái. Đa dạng, phong phú các sản phẩm sơn mài Hạ Thái.

Hiện, làng nghề Hạ Thái có 7 công ty, 35 cơ sở sản xuất và 250 hộ tham gia kinh doanh sản xuất đồ thờ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, sơn mài…,với nhiều sản phẩm như: bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm... Chất liệu chính của sơn mài Hạ Thái là gỗ, tre, nứa, song mây, gần đây có thêm các chất liệu mới như: gốm, sứ... Ngoài việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống của ông cha, những nghệ nhân trong làng ngày càng phát triển nhiều màu mới với sắc độ khác nhau. Người Hạ Thái cũng biết sử dụng cách khắc trên sơn để tạo ra những đường nét mềm mại, uyển chuyển, sinh động.

Nhiều năm nay, làng nghề sơn mài Hạ Thái trở thành địa chỉ có uy tín với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế, sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc... Giá trung bình cho các sản phẩm dao động từ 1-5 triệu đồng loại nhỏ và hàng chục triệu đồng với các tác phẩm cầu kỳ, kích thước lớn. Doanh thu mỗi hộ hằng năm trung bình đạt 150-200 triệu đồng. Doanh thu của làng trung bình mỗi năm gần đây từ 20 đến trên 30 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ thị trường quốc tế đạt 70% và trong nước đạt 30%. Nhiều năm gần đây, tổng số lao động làm nghề sơn mài lên đến trên 4.000 người.

Du khách quốc tế cùng trải nghiệm làm sơn mài tại Hạ Thái. Du khách quốc tế cùng trải nghiệm làm sơn mài tại Hạ Thái.

Để duy trì, phát triển bền vững làng nghề truyền thống, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, hỗ trợ đưa các sản phẩm Hạ Thái tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Hiện nay, làng nghề sơn mài Hạ Thái đã được TP. Hà Nội quy hoạch là một trong 6 điểm làng nghề du lịch nhằm không ngừng quảng bá sản phẩm đến bạn bè trong và ngoài nước. Hy vọng, với tâm huyết và tình yêu với nghề truyền thống, làng nghề sơn mài Hạ Thái sẽ vững bước vươn cao.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.