Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Lắng nghe” cuộc sống để vươn lên

PV - 13:36, 29/01/2018

Không được may mắn như chúng bạn cùng trang lứa, chàng trai người Mông Già Bá Lỳ (sinh năm 1989) trong một lần đau mắt đã mất đi khả năng nhìn của mình. Nhưng vượt lên trên những khó khăn đó, anh đã làm lên những điều phi thường bằng chính nghị lực và tình yêu cuộc sống.

Nhờ làm kinh tế giỏi hiện nay gia đình Già Bá Lỳ thuộc hộ khá ở bản Huồi Pốc. Nhờ làm kinh tế giỏi hiện nay gia đình Già Bá Lỳ thuộc hộ khá ở bản Huồi Pốc.

 

Già Bá Lỳ sinh ra trong một gia đình nghèo có 3 anh chị em tại bản Huồi Pốc, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Năm lên 3 tuổi, Lỳ bị đau mắt đỏ, nghĩ là đau mắt thông thường nên bố mẹ anh đã dùng thuốc Nam để chữa trị. Nhưng thật không may, cách chữa trị lạc hậu này không giúp cho đôi mắt Lỳ khỏe mạnh mà lại cướp đi vĩnh viễn ánh sáng của anh…

Bà con trong bản ai cũng nghĩ, sau biến cố đó, cuộc đời của Lỳ sẽ mãi chỉ quẩn quanh bên xó bếp, mò mẫm trong không gian tối tăm, chật hẹp. Thế nhưng trong cậu bé Già Bá Lỳ là cả bầu nhiệt huyết và trái tim mạnh mẽ của tuổi trẻ. Anh đã thay đổi suy nghĩ của tất thảy mọi người dành cho mình bằng việc theo chúng bạn đến trường học chữ.

“Mắt mình không thể nhìn thấy nhưng đôi tai mình có thể lắng nghe, cái đầu mình có thể tiếp nhận kiến thức” anh Lỳ vừa nói vừa kể lại khoảng thời gian khó khăn đó.

Năm 2011, sau khi học hết phổ thông, may mắn lại đến với anh khi cô gái Lầu Y Tống quê ở xã Mường Lống vì cảm phục đức tính cần cù, chịu khó của Lỳ mà tự nguyện về làm vợ. Sau đó, vợ chồng Lỳ-Tống lần lượt sinh hai cô con gái, mặc dù cuộc sống không mấy khá giả, song trong gia đình nhỏ bé này lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười.

Năm 2012, được anh em họ hàng giúp đỡ cho một cặp bò sinh sản, sau 5 năm cần cù chăm sóc, đến nay gia đình Già Bá Lỳ đã có cả một đàn bò 8 con. Cộng với làm vườn và chăn nuôi gia cầm... mỗi năm cũng đem lại khoản thu nhập từ 35 - 40 triệu đồng. Hiện Lỳ đã làm được một căn nhà cho vợ con ở.

Điều đáng quý nhất ở Già Bá Lỳ là rất thích đi học. Dù chỉ nghe thôi anh cũng học xong lớp 9, sau đó đi học nghề ở TP. Vinh. Khi cuộc sống của gia đình vượt qua quãng thời gian khó khăn, anh bắt đầu thực hiện được ước mơ của mình, đó là đăng ký tham gia khóa học tin học văn phòng và khóa học tiếng Anh giao tiếp ở thành phố Vinh. Điều đặc biệt, dù đôi mắt đã mù nhưng Lỳ vẫn có thể soạn thảo văn bản và sử dụng máy tính thành thạo.

Theo như ông Lầu Chống Nhìa, Bí thư Chi bộ bản Huồi Pốc nhận xét, Lỳ là một tấm gương hiếu học không chỉ ở Huồi Pốc mà cả xã Nậm Cắn. Lỳ còn giỏi làm kinh tế, nhiều gia đình có sức lao động nhưng không bằng nhà Lỳ được.

Hiện tại, Già Bá Lỳ là Phó Chủ tịch Hội người mù huyện Kỳ Sơn.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.