Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng Gò Cỏ - dấu xưa trong lòng đá

PV - 08:24, 24/08/2021

Từ TP. Quảng Ngãi xuôi về phía nam khoảng 60km, du khách có thể nghe tiếng sóng Sa Huỳnh thì thầm với triền cát vàng. Biển đại diện cho nét đẹp của Sa Huỳnh, nhưng bấy nhiêu chưa đủ. Sa Huỳnh còn “gửi tiết kiệm” thời gian trong một ngôi làng đá cổ, đó là làng Gò Cỏ...

Một trong nhiều giếng cổ hiện còn ở làng Gò Cỏ
Một trong nhiều giếng cổ hiện còn ở làng Gò Cỏ

“Vang tiếng cội nguồn xưa”

Người dân địa phương thường gọi làng Gò Cỏ là xóm Cỏ (thôn Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Nhiều người kể, ngày xưa, trong làng cỏ mọc xanh tốt, có khi cao vượt đầu người, quan lại thường cho người về đây thu hoạch cỏ cho ngựa ăn. Vì vậy mới có tên làng như ngày nay.

Sa Huỳnh là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông Sơn, Chăm Pa và Sa Huỳnh. Tại đây hiện còn lưu giữ nhiều dấu ấn của nền văn hóa Chăm Pa, trong đó rõ nét nhất là làng Gò Cỏ với 12 giếng đá cổ. Không ai biết chính xác những giếng nước ấy có tự bao giờ, các bậc cao niên trong làng cũng chỉ biết rằng, khi họ sinh ra, lớn lên đã thấy những giếng nước trong lành ấy.

Đến đây, ai cũng ngỡ ngàng vì vẻ đẹp lạ của làng. Đập vào mắt du khách là đá, nhìn đâu cũng thấy đá. Từ những con đường rêu phong, tường rào hay giếng nước đều được làm bằng đá nguyên khối. Có những phiến đá tảng ngàn năm nằm phơi mình giữa làng như “đá đơm bông”. Mọi vẻ đẹp, giá trị của làng Gò Cỏ đều phát xuất từ đá. Ghé quán nhỏ uống một trái dừa ngọt mát, hướng tầm nhìn ra biển, du khách sẽ thấy đá “ngồi” trầm ngâm bên thềm sóng như đang kể chuyện nghìn năm.

Ở Gò Cỏ, đá là nền móng của làng. Làng nằm cạnh biển, nhưng địa thế là đồi cao. Chính vì thế, mỗi mùa mưa lũ qua rất dễ sạt lở. Nhưng nhờ đá xếp chồng lên đá, lớp này nằm lên lớp kia nên làng không mất một tấc đất nào. Gò Cỏ cũng hội tụ đầy đủ núi non, làng mạc, biển khơi... Du khách chỉ cần đến đây là có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của biển Sa Huỳnh nổi tiếng.

Nhắc đến Gò Cỏ, nhà thơ Trần Cao Duyên từng viết: “Lòng đá phủ nghìn năm một nền văn hóa/ Giữa chiều sâu mấy tầng vang tiếng cội nguồn xưa...”. Chính vì những giá trị đó, người dân làng Gò Cỏ đã đồng lòng, dốc sức cùng nhau bảo tồn những phiến đá tưởng vô tri. Cũng nhờ đó, dấu vết thời gian đã được gửi lại nơi đây... 

Du khách đi dạo bên bờ biển ở làng Gò Cỏ
Du khách đi dạo bên bờ biển ở làng Gò Cỏ
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.