Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng Chăm mong mỏi ngôi trường dân tộc nội trú

PV - 21:27, 30/01/2018

An Giang là tỉnh có cộng đồng người Chăm cư trú khá lâu đời, với số lượng trên 3.273 hộ, khoảng 15.000 người, chiếm 0,67% dân số toàn tỉnh, tập trung ở 8 xã, phường của 5 địa phương, gồm: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu và TP.Long Xuyên.

Việc xây dựng một ngôi trường DTNT cho con em đồng bào Chăm theo học đang là mong mỏi của nhiều phụ huynh và thầy cô giáo. Việc xây dựng một ngôi trường DTNT cho con em đồng bào Chăm theo học đang là mong mỏi của nhiều phụ huynh và thầy cô giáo.

 

Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg ngày 18/2/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự đối với vùng đồng bào dân tộc Chăm, đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào nơi đây.

Tuy nhiên, việc số học sinh dân tộc Chăm học lên các cấp đang gặp một số khó khăn. Đặc biệt, học sinh tham gia học ở các trường dân tộc nội trú (DTNT) thấp. Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân, các em dân tộc Chăm đến tuổi đi học đều học song ngữ, đa số đều học tại thánh đường, cơ sở vật chất thiếu. Ngoài ra, theo tập quán của người Chăm, chế độ ăn uống rất khó, kiêng cữ nhiều thứ.

Vào học chung với con em các dân tộc khác, nhưng các em vẫn về ăn ở nhà mình. “Người Chăm còn duy trì việc hành lễ 5 lần/ngày. Đối với nữ thì tại nhà, nam thì làm lễ tại thánh đường, riêng ngày thứ 6 tất cả phải đến thánh đường làm lễ”, anh Du Số, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phước chia sẻ thêm.

Mới đây, tỉnh An Giang cũng đã khánh thành trường THPT nội trú (phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc), dành riêng cho học sinh các DTTS trong khu vực. Tuy nhiên, theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, với chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 450-500 học sinh, nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3 học sinh người Chăm học tập tại đây.

Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Trọng Hữu, Ủy viên chuyên trách kiêm Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết: Theo Quyết định 1033/2010/QĐ-TTg ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015 quy định, đến năm 2015 đối với các huyện có từ 10.000 người DTTS trở lên đều phải thành lập được trường phổ thông DTNT. Phấn đấu có từ 10-12% số học sinh DTTS có trong tổng số học sinh dân tộc đang học ở giáo dục trung học được học nội trú.

Với thuận lợi là người Chăm ở An Giang sống tập trung chủ yếu tại 3 địa phương liền kề nhau là huyện Châu Phú, An Phú và thị xã Tân Châu, nên chăng xem xét xây dựng trường DTNT liên huyện cho các em học sinh Chăm được tham gia học tập và thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đồng thời vẫn duy trì phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .

Ý VY

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.