Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng bích họa Hòn Thiên bên bờ Đầm Nại

Thái Sơn Ngọc - 01:22, 08/05/2023

Nằm cách Tp. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 12 km về hướng Bắc, làng bích họa Hòn Thiên - nơi có 38 bức bích họa khổ lớn được thực hiện bởi những họa sĩ tài hoa, đã làm nên vẻ đẹp độc đáo về làng quê bên bờ Đầm Nại thơ mộng, thu hút đông đảo du khách tìm đến chiêm ngưỡng, trải nghiệm thực tế.

Đường vào làng bích họa Hòn Thiên.
Đường vào làng bích họa Hòn Thiên

Làng bích họa Hòn Thiên là làng quê có không gian thiên nhiên thơ mộng vào diện bậc nhất tỉnh Ninh Thuận. Nơi đây là điểm đến thu hút đông đảo nhiếp ảnh gia trong nước và thế giới đến thăm thú, sáng tác nhiều tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, được công chúng yêu mến.

Vùng đất Hòn Thiên được bao bọc bởi mặt nước Đầm Nại, có diện tích tự nhiên 1.700 ha, với trên 320 loài thury sản sinh sống. Đầm Nại là 1 trong 12 đầm phá quan trọng của Việt Nam, mang tính điển hình vùng nhiệt đới khô hạn ven biển. Cư dân Hòn Thiên sinh sống nhờ nguồn lợi nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nước lợ chất lượng thơm ngon từ Đầm Nại.

Anh Nguyễn Thái Lai tâm huyết xây dựng Hòn Thiên trở thành làng bích họa đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận.
Anh Nguyễn Thái Lai - người tâm huyết xây dựng Hòn Thiên trở thành làng bích họa đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận

Anh Nguyễn Thái Lai là người khởi nguồn đưa Hòn Thiên từ một vùng quê hẻo lánh, trở thành làng bích họa độc đáo đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận. Theo đó mà Hòn Thiên đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm thú, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, thưởng thức các món ăn mang hương vị đặc trưng do cư dân vùng ven Đầm Nại chế biến. 

Đưa chúng tôi đi thăm thú quanh làng Hòn Thiên, anh Nguyễn Thái Lai chia sẻ,  anh tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch của Trường Đại học Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh. Sau khi ra trường, anh làm nhân viên dẫn Tour cho các công ty du lịch đưa khách tham quan nhiều nơi trong và ngoài nước. Giữa năm 2020, về nhà tránh dịch Covid-19, Nguyễn Thái Lai phát hiện Hòn Thiên có lợi thế phát triển du lịch hơn nhiều làng du lịch anh từng đưa du khách tới tham quan.

(Bài CTV- đã biên tập) Làng bích họa Hòn Thiên thơ mộng 2
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm làng bích họa Hòn Thiên.
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm tại làng bích họa Hòn Thiên

Đầu năm 2021, anh Nguyễn Thái Lai báo cáo chính quyền địa phương, vận động bà con thôn xóm đồng thuận chung tay cùng anh xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Ba mẹ và anh chị em “dốc hầu bao” đầu tư cho Lai 200 triệu đồng, anh thuê các họa sĩ ở TP. Hồ Chí Minh về Hòn Thiên, thực hiện 38 bức bích họa khổ lớn 5 - 10 m2, với chi phí trung bình 3 - 5 triệu đồng/bức.

Các bức họa vẽ theo hình thức 3D, với phong cảnh làng quê Hòn Thiên, động vật biển, phong cảnh thiên nhiên núi đồi Ninh Thuận, cây xương rồng nở hoa. Anh còn vẽ những hình ảnh trẻ trung, sinh động phù hợp với những thông điệp vui tươi, ngộ nghĩnh. Như bức vẽ được nhiều du khách yêu thích là chiếc dù Hòn Thiên với dòng chữ “Anh chờ em được không?”. Chú hươu cao cổ duyên dáng với dòng chữ “Thế gian cỏ lạ nhiều vô kể, cớ sao nhớ mãi một cành hoa”... Những lá chuối xanh biếc với thông điệp “Nơi này chill phết” (chill là thư giãn, bình yên)…

(Bài CTV- đã biên tập) Làng bích họa Hòn Thiên thơ mộng 4
Những bức vẽ ấn tượng với dòng chữ ngộ nghĩnh được nhiều du khách check-in
Những bức vẽ ấn tượng với dòng chữ ngộ nghĩnh được nhiều du khách Check-in

Cuối năm 2022, Nguyễn Thái Lai tiếp tục đầu tư 150 triệu đồng, mua 10 chiếc thuyền Kayak từ Quảng Ninh chở về Hòn Thiên phục vụ du khách bơi thuyền trải nghiệm mặt nước Đầm Nại, với mức phí 50.000 đồng/giờ. Loại hình du lịch thể thao bơi thuyền Kayak được các bạn trẻ hưởng ứng trải nghiệm vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Về Làng bích họa Hòn Thiên, du khách đi thả bộ giữa làng quê Việt có lịch sử lập làng trên 100 năm và chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm với những bức bích họa 3D sắc màu tươi mới quyến rũ lòng người. Lên ngọn núi Hòn Thiên cao khoảng 100 m so với mặt nước biển để phóng tầm mắt thu hết phong cảnh Đầm Nại xanh biếc mênh mang vào trong tầm mắt. Đồng thời, chiêm ngưỡng tháp canh được người Pháp xây dựng kiên cố từ những thế kỷ trước. Du khách thả bộ xuống Đầm Nại, nhẹ nhàng ngồi lên những chiếc xoỏng dáng mềm như chiếc lá để trải nghiệm cuộc sống thú vị của người dân địa phương.

Du khách chèo thuyền Kayak trên Đầm Nại thuộc thôn Hòn Thiên.
Du khách chèo thuyền trên Đầm Nại thuộc thôn Hòn Thiên

Về làng bích họa Hòn Thiên, du khách được thưởng thức món bánh xèo, bánh căn, bánh tai vạc, bánh bèo, bánh tráng mỡ hành truyền thống của người dân Ninh Thuận. Đồng thời, thưởng thức món giỏi sứa, bún sứa, hải sản thơm ngon nổi tiếng của vùng Đầm Nại có mặt trong thực đơn điểm đến du lịch đáng yêu này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Cao Kỳ - Trưởng thôn Hòn Thiên cho biết, địa phương đã huy động trên 7 tỷ đồng đầu tư xây dựng khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; 100% đường làng, ngõ xóm dài 2.700 m được bê tông xi măng khang trang. Toàn thôn có 356 hộ, với 1.387 nhân khẩu, đời sống người dân dựa vào nguồn thu nhập 90 ha mặt nước nuôi thủy sản và kết hợp đánh bắt hải sản Đầm Nại.

Sông nước thơ mộng vùng Đầm Nại thu hút du khách đến Hòn Thiên.
Sông nước thơ mộng vùng Đầm Nại thu hút du khách đến Hòn Thiên

Mô hình du lịch cộng đồng làng bích họa do anh Nguyễn Thái Lai thực hiện thu hút khách tham quan, tăng thêm nguồn thu nhập người dân địa phương. Số hộ nghèo ở thôn Hòn Thiên hiện chỉ còn 10 hộ do già yếu neo đơn, thiếu lao động. Những ý tưởng, việc làm sáng tạo của anh Nguyễn Thái Lai, cùng cán bộ, Nhân dân thôn Hòn Thiên đã góp phần xây dựng huyện Ninh Hải đạt chuẩn nông thôn mới. 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.