Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lan tỏa tấm lòng, tình yêu thương nhân ái với trẻ em

PV - 17:10, 16/09/2022

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam nghiên cứu các hoạt động lớn, mang tính dài hơi, lan tỏa, tạo dấu ấn cho Quỹ để hỗ trợ phát triển trẻ em một cách toàn diện, căn cơ, bài bản.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại buổi họp
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại buổi họp

Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam dự họp Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam năm 2022.

Phát biểu tại buổi họp, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao sự tâm huyết, trách nhiệm, đóng góp về tình cảm và trí tuệ của các thành viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà tài trợ, mạnh thường quân đối với hoạt động của Quỹ trong thời gian vừa qua.

Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi xen lẫn thách thức, cả nước đang quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với tình cảm, trách nhiệm của Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, đến nay, kết quả đạt được là đã huy động hơn 58 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 65 nghìn lượt trẻ; phấn đấu từ nay đến cuối năm 2022 hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.

Phó Chủ tịch nước mong muốn, thời gian tới cần tiếp tục lan tỏa tấm lòng, tình yêu thương, truyền thống nhân ái đối với trẻ em, góp phần nâng cao quyền trẻ em, quyền con người. Từ nay đến cuối năm, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tích cực vận động các nhà tài trợ thực hiện đúng cam kết ngay từ đầu năm, đồng thời nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, hoạt động đặt ra trong năm…

Nêu rõ nhiệm vụ phát huy vai trò và gắn kết trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Phó Chủ tịch nước đề nghị, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tích cực tham mưu về cách thức tôn vinh các nhà tài trợ - những người có đóng góp lớn, truyền thống, lâu năm dành cho Quỹ; tập trung đổi mới công tác truyền thông và chuyển đổi số đối với Quỹ.

Phó Chủ tịch nước cũng lưu ý, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn những công việc, nhiệm vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với khả năng thực hiện về nguồn lực, năng lực thực hiện. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động trong cách thức vận động, gắn kết trách nhiệm các thành viên hơn nữa, qua đó, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả hiệu quả, thiết thực.

Theo báo cáo của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, năm nay quỹ phấn đấu vận động nguồn lực khoảng 100 tỷ đồng, đến nay đã vận động được hơn 58 tỷ đồng (đạt hơn 58% kế hoạch năm).

Tính đến ngày 31/8/2022, số lượt trẻ em được nhận hỗ trợ là hơn 65 nghìn lượt với kinh phí hỗ trợ gần 36 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu tập trung vào các hoạt động hỗ trợ trẻ em khám, phát hiện các bệnh; hỗ trợ trẻ em bệnh tim bẩm sinh; hỗ trợ học bổng, điều kiện học tập và hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em tại các tỉnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đối với nguồn vận động, Quỹ đẩy nhanh tiến độ ký thỏa thuận với các nhà tài trợ, chuyển tiền về Quỹ theo cam kết để triển khai hỗ trợ theo các nội dung đã cam kết với các nhà tài trợ. Từ nay đến cuối năm, Quỹ sẽ tập trung thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu vận động nguồn lực theo kế hoạch năm 2022./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.