Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lan tỏa phong trào hiến đất ở A Xing

PV - 10:38, 19/06/2018

Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều hộ dân ở xã A Xing, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã không ngần ngại tự nguyện hiến tặng nhiều diện tích đất ở, đất vườn, cây cối để xây dựng đường sá, trường học…

Bên ngôi Trường Tiểu học và THCS A Xing-ngôi trường được xây nên từ 3.000m2 đất do mình tự nguyện hiến tặng cách đây gần 10 năm, ông Hồ Văn Chưm, 52 tuổi ở thôn A Mô Rơ tỏ ra rất phấn chấn khi ngày ngày chứng kiến lũ trẻ trong thôn vui vẻ cắp sách đến trường.

Ông Hồ Văn Chưm, thôn A Mo Rơ, xã A Xing đã hiến hơn 3.000m2 đất để xây dựng Trường Tiểu học và THCS A Xing. Ông Hồ Văn Chưm, thôn A Mo Rơ,xã A Xing đã hiến hơn 3.000m2 đất để xây dựng Trường Tiểu học và THCS A Xing.

 

Ông Chưm kể, khi địa phương thông báo Nhà nước chuẩn bị đầu tư xây dựng ngôi trường tiểu học và THCS xã nhưng chưa có diện tích đất đủ rộng để xây dựng, ông suy nghĩ rất nhiều. Sau nhiều lần bàn bạc và suy nghĩ, cuối cùng vợ chồng ông Chưm quyết định hiến hơn 3.000m2 đất bằng phẳng mà gia đình đang ở gần ngay trung tâm xã để xây trường cho con em dân bản. Hiến đất xong, hai vợ chồng ông dọn ra một mảnh đất nhỏ khác của gia đình gần đối diện với trường dựng căn nhà nhỏ để ở…

Tương tự, vào năm 2009, chị em bà Kăn Thủy và Hồ Văn Thứ ở thôn A Cha cũng đã tự nguyện hiến 300m2 đất ở trung tâm thôn để xây dựng điểm trường mầm non thôn. Cách đây vài năm, ông Kôn Khởi cũng tự nguyện hiến tặng 3.000m2 đất để xây dựng ngôi trường mầm non xã.

Ông Kôn Khởi lý giải thật thà rằng: “Đất càng ngày càng quý. Tuy nhiên nếu ai cũng cố giữ khư khư đất cho riêng mình thì lấy đâu ra trường lớp cho con cháu học hành, lấy đâu đường sá rộng rãi để đi và vận chuyển nông sản, hàng hóa. Bởi thế, tôi rất vui khi hiến đất để phục vụ sự phát triển đi lên của bản làng, để cuộc sống dân bản đỡ vất vả, con cháu được học hành thuận lợi. Chỉ như thế là tôi sung sướng, chẳng đắn đo gì”.

Mới đây, khi Nhà nước đầu tư xây dựng con đường liên thôn Tăng Quan-Kỳ Rĩ, hàng chục hộ dân sinh sống dọc theo con đường này cũng đã tự nguyện hiến mỗi hộ từ vài chục mét đất đến vài trăm mét đất mặt đường và nhiều cây bóng mát, cây ăn quả để nhường đất mở đường. Hầu hết các hộ đều đồng tình ủng hộ khi con đường được triển khai.

Anh Hồ Văn Phùng, thôn Tăng Quan vui vẻ trải lòng: “Thật sự là lâu nay con đường hư hỏng đi lại quá vất vả. Bà con vận chuyển nông sản rất khó khăn, giá bán nông sản vì thế cũng thấp nên ảnh hưởng đến thu nhập. Con em đi học thì lầy lội, lấm lem vào mùa mưa, bụi mù vào mùa nắng. Bởi vậy được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng con đường bà con mừng lắm nên không ai bảo ai đều vui vẻ hiến đất. Đến giờ có đường sá rộng rãi đi lại thông suốt ai nấy đều cảm thấy mãn nguyện”.

Từ những người hiến đất tiên phong như ông Chưm, ông Khởi, chị em bà Kăn Thủy và mới nhất là các hộ dân ở thôn Tăng Quan, Kỳ Rĩ cùng với sự tuyên truyền, vận động tích cực, thường xuyên của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương mà đến nay phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới ở xã A Xing đã có sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân toàn xã.

Ông Hồ Văn Thuần, Chủ tịch UBND xã A Xing cho biết, đến đầu năm 2018, người dân trong xã đã tự nguyện hiến được hơn 5ha đất, hàng trăm cây xanh để Nhà nước làm đường giao thông, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng và nhiều công trình phục vụ dân sinh khác”.

ĐỨC VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.