Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm tốt công tác cung cấp thông tin, luận cứ khoa học về các dự án luật trình Quốc hội

PV - 19:06, 29/07/2022

Chiều 29/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. Tham dự cuộc làm việc có lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. (Ảnh Duy Linh)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. (Ảnh Duy Linh)

Cuộc họp được tổ chức nhằm cho ý kiến về việc triển khai thực hiện Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; công tác tổ chức nghiên cứu chuyên đề liên quan đến một số dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư...

Phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc, thay mặt lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương kết quả công tác mà Viện Nghiên cứu lập pháp đã đạt được trong thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, từ khi có Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 ngày 29/9/2021 của UBTV Quốc hội quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp rất nỗ lực, cố gắng, đạt được kết quả rất đáng phấn khởi, đóng góp thiết thực, kịp thời cho công tác của Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội cũng như hoạt động của UBTV Quốc hội.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đọc báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh Duy Linh)
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đọc báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh Duy Linh)

Nhiệm vụ trọng tâm tại Kỳ họp thứ tư sắp tới của Quốc hội là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 6 dự án luật đã cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ ba; cho ý kiến vào 7 dự án luật khác, trong đó có những luật rất khó, như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), có dự án luật sẽ trình Quốc hội thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, có dự án luật được kỳ vọng rất cao như Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đề cập những nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ mong muốn Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung cho công tác nghiên cứu, cung cấp thông tin, luận cứ khoa học về các dự án luật này.

Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp nghiên cứu, cho ý kiến về việc sửa đổi Nội quy Kỳ họp Quốc hội; việc sửa đổi nghị quyết của UBTV Quốc hội về phân loại đơn vị hành chính, về tiêu chí chính quyền đô thị và nông thôn; dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)…

Quang cảnh buổi làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. (Ảnh Duy Linh)
Quang cảnh buổi làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. (Ảnh Duy Linh)

Ngay sau cuộc làm việc này, Viện Nghiên cứu lập pháp cần khẩn trương hoàn tất kế hoạch, sớm triển khai các cuộc tọa đàm, hội thảo, tham vấn ý kiến chuyên gia liên quan tới các dự án luật sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp xây dựng tờ trình UBTV Quốc hội về các kiến nghị, đề xuất của viện để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục chú trọng tăng cường năng lực cho Viện Nghiên cứu lập pháp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội, UBTV Quốc hội thực hiện công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước dựa trên cơ sở lý luận - khoa học, cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn. Viện Nghiên cứu lập pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp kết quả nghiên cứu khoa học, những luận chứng khoa học phục vụ hoạt động của Quốc hội, UBTV Quốc hội.

Bên cạnh việc tăng cường năng lực, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện Nghiên cứu lập pháp tiếp tục hình thành và xây dựng đội ngũ sáng kiến, mạng lưới chuyên gia, cộng tác viên; tăng cường hợp tác quốc tế và hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước để nâng cao hơn nữa hiệu quả, chất lượng hoạt động nghiên cứu của Viện trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.