Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm rõ trách nhiệm di tích quốc gia ở Thanh Hóa bị xâm hại

Quỳnh Trâm - 19:18, 09/11/2022

Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa cho biết, Sở đã đề nghị UBND Tp. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) chỉ đạo làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm tại di tích chùa Quan Thánh, trên địa bàn phường An Hưng, Tp. Thanh Hóa.

Hình ảnh văn bia, phù điêu khắc trên đá bị tô vẽ không còn nguyên trạng
Hình ảnh văn bia, phù điêu khắc trên đá bị tô vẽ không còn nguyên trạng

Theo đó, Sở VHTT&DL đề nghị UBND TP. Thanh Hóa chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND phường An Hưng khẩn trương kiểm tra thực tế di tích chùa Quan Thánh; đề xuất phương án xử lý (nếu có); làm rõ trách nhiệm quản lý của người đứng đầu tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm tại di tích, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.

Đồng thời, Sở VHTT&DL Thanh Hóa giao Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với các phòng, ban chức năng của UBND Tp. Thanh Hóa và UBND phường An Hưng kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh liên quan đến việc tu bổ di tích chùa Quan Thánh, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Giám đốc Sở trước ngày 15/11/2022.

Nhiều chữ viết trong di tích bị tô sơn
Nhiều chữ viết trong di tích bị tô sơn

Theo đó, UBND Tp. Thanh Hóa, cùng với các phòng, ban của Sở VHTT&DL Thanh Hóa đã tới Di tích lịch sử quốc gia chùa Quan Thánh để kiểm tra, làm rõ thông tin danh thắng quốc gia này đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng thời gian qua.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, có hơn 10 bài văn, thơ tạc trên vách đá, hình khắc tượng người, các linh vật (voi, ngựa) trên vách đá tại chùa Quan Thánh đã bị tô sơn mới, lòe loẹt đủ sắc màu, làm thay đổi yếu tố gốc vốn có của di tích. Việc xâm hại di tích này còn rất nghiêm trọng, khi một văn bia ghi chữ nho đã bị khoan, đục lỗ làm hư hỏng 2 chữ trong văn bia.

Đáng nói, rất nhiều ký tự chữ cổ trên vách đã được tô vẽ lại, trong đó có nhiều ký tự chữ nho đã bị vẽ sai, dẫn đến việc không thể dịch thuật đúng nghĩa của những bài văn, bài thơ.

Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại di tích chùa Quan Thánh
Đoàn công tác kiểm tra thực tế tại di tích chùa Quan Thánh

Bà Phạm Thị Việt Nga - Phó Chủ tịch UBND Tp. Thanh Hóa cho biết: Đối với việc làm biến dạng chữ viết khắc trên đá ở chùa Quan Thánh, khi phát hiện sự việc, UBND thành phố đã yêu cầu Chủ tịch UBND phường An Hưng báo cáo, giải trình chi tiết việc để cho tô sơn mới di tích khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, vì đây là di tích quốc gia. Tự viết lại các chữ trên bia đá mà không được các cơ quan chuyên môn thẩm định, cho phép là việc làm xâm hại yếu tố gốc của di tích. Đây là một sự việc hết sức đáng tiếc.

Qua kiểm tra thực tế, ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản cho biết, việc tô vẽ lại các bài thơ, văn trên bia đã là vi phạm rất nghiêm trọng, không những làm thay đổi yếu tố gốc, mà khiến cho việc dịch thuật ra chữ quốc ngữ cũng khó khăn, dẫn tới méo mó không đúng với các bài thơ, văn gốc vốn có.

Được biết, chùa Quan Thánh nằm trong Khu di tích danh lam thắng cảnh núi An Hoạch, được Bộ VHTT&DL xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1992, cùng với đình Thượng, chùa Hinh Sơn, lăng Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa và hòn Vọng Phu.

Tin cùng chuyên mục
Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Mai Châu (Hòa Bình): Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở vùng đồng bào DTTS

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, những năm qua, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, các câu lạc bộ, đội văn nghệ truyền thống được quan tâm hỗ trợ; hệ thống thiết chế văn hóa tại các thôn, xã được đầu tư, xây dựng góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống Nhân dân.