Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm ra thịt từ… không khí

T.Hợp - 10:13, 17/11/2022

Quy trình chăn nuôi để tạo ra thịt hiện nay của loài người được xem là một nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho hành tinh. Vì vậy giải pháp làm ra thịt từ… không khí không chỉ giúp bảo vệ trái đất của chúng ta mà còn tốt cho sức khỏe.

Thịt làm từ vi sinh vật
Thịt làm từ vi sinh vật

Dyson là nhà sáng lập Công ty Air Protein – một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại California (Mỹ) đang khai thác công nghệ tiên tiến để tạo ra một loại thịt gọi là thịt không khí, sử dụng vi sinh vật, nước, năng lượng tái tạo và các nguyên tố tìm thấy trong không khí.

Công nghệ của Air Protein bắt nguồn từ ý tưởng mà NASA từng nghiên cứu vào thập niên 1960. Khi đó, các nhà khoa học tìm cách cung cấp thực phẩm cho phi hành gia trong không gian và phát hiện có thể sử dụng tổ chức vi sinh vật để biến đổi CO2 từ hơi thở của phi hành gia thành thức ăn. Sử dụng quá trình tương tự trên Trái Đất ở bên trong bể lên men, công nghệ do Air Protein phát triển có thể giúp giảm đáng kể tác động của ngành công nghiệp thực phẩm tới môi trường.

Quy trình làm thịt không khí của Công ty Air Protein tương tự như quy trình lên men của sữa chua hay phô mai. Nhưng thay vì để vi khuẩn lên men ở đường hoặc sữa, các khí bao gồm CO2, nitơ và oxy được đưa qua các bể lên men lớn, nơi nuôi cấy tạo ra protein trong vòng vài giờ. Những protein này được cô đặc, sấy khô và làm thành bột có thể được sử dụng để làm thịt thay thế thịt thật bằng cách thêm hương liệu và chất dinh dưỡng.

Do quy trình chăn nuôi để tạo ra thịt hiện nay của loài người được xem là một nguồn gây ô nhiễm không nhỏ cho hành tinh. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc, hoạt động chăn nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho 14,5% lượng khí thải carbon toàn cầu và hoạt động sản xuất thịt đỏ chiếm 41% lượng khí thải. Với dân số toàn cầu được dự đoán đạt 9,8 tỷ người vào năm 2050, mức tiêu thụ thịt dự kiến ​tăng đáng kể, cũng như cần nhiều đất hơn để sản xuất.

Công ty Air Protein cho biết, họ chưa công bố kết quả đánh giá hoạt động sản xuất thịt từ không khí song tuyên bố họ không đưa thêm bất kỳ khí thải nào vào bầu khí quyển. Việc ứng dụng công nghệ này vào cuộc sống là mong muốn giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong tương lai không xa./.


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.