Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Làm giàu từ quản lý rừng theo chuẩn Quốc tế

PV - 10:14, 20/02/2019

Hiện nay, cây luồng và cây vầu ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) được xem là 2 loại cây thế mạnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Để nâng cao giá trị của 2 loại cây này, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai quản lý rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng chỉ nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng).

Hướng tới xuất khẩu

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Quan Sơn, từ năm 2013, huyện đã có chủ trương thúc đẩy các nhóm hộ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và xin cấp chứng chỉ rừng FSC. Tuy nhiên đến năm 2017, được sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Ngọc Sơn- Thanh Hóa chuyên về xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, chủ trương của huyện mới chính thức được hiện thực hóa.

Nhờ việc triển khai quản lý rừng bền vững nên các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản luôn có nguồn nguyên liệu ổn định. Nhờ việc triển khai quản lý rừng bền vững nên các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản luôn có nguồn nguyên liệu ổn định.

Công ty cổ phần Ngọc Sơn-Thanh Hóa đã mời các chuyên gia quốc tế đến khảo sát và thống nhất chọn 2 xã Tam Lư và Tam Thanh thực hiện thí điểm quản lý rừng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp thực hiện thí điểm tại 2 xã Tam Thanh và Tam Lư là 3.954,5ha, với 637 hộ tự nguyện đăng ký tham gia.

Theo đó, các sản phẩm chế biến từ luồng, vầu sẽ được Công ty xuất khẩu hướng đến các thị trường châu Âu, châu Mỹ, một số nước châu Á và đối tác lớn nhất hiện nay là Tập đoàn Ikea Thụy Điển. Vì vậy, việc nguồn gốc sản phẩm từ rừng có chứng chỉ sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp mà còn giúp mở rộng thị trường các nước khác trên thế giới.

Hình thành những cánh rừng sản xuất lớn

Tại xã Tam Lư, Chủ tịch UBND xã Vi Văn Piên là người tiên phong thực hiện thí điểm trồng rừng theo chuẩn quốc tế, cũng là người ươm thành công hạt vầu giống. Ông Piên cho biết, toàn xã Tam Lư có 4.000ha rừng, trong đó diện tích trồng thí điểm trồng luồng, vầu theo chuẩn rừng quốc tế là 1.695ha (trong đó có 1.008ha luồng, 637ha vầu). Ngay từ những ngày đầu triển khai, bà con rất có trách nhiệm trong việc hoàn thành các tiêu chí để được cấp chứng chỉ.

Ngoài những lợi ích về mặt xã hội, môi trường, góp phần tăng đáng kể nguồn thu từ sản xuất luồng, vầu cho nhiều hộ dân. Tam Lư với 80% hộ dân sống bằng nghề rừng, nếu như trước kia 1ha rừng trồng vầu, luồng cho thu nhập 27,9 triệu đồng thì đến nay tăng lên 46,7 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ dân cho thu nhập từ 65 đến hơn 100 triệu đồng/hộ/năm, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo hết của xã còn 40%, đến năm 2018 giảm xuống chỉ còn 6,24%.

Ông Hà Văn Toản, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quan Sơn cho biết: sau 1 năm triển khai, rừng luồng và vầu ở 2 xã Tam Thanh và Tam Lư được đánh giá đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt của quốc tế về quản lý rừng, góp phần tăng đáng kể nguồn thu từ sản xuất cây vầu, luồng gần gấp 2,2 lần. Trung bình thu nhập từ vầu, luồng của các hộ gia đình sau khi tham gia chứng chỉ đạt 143,15 triệu đồng/hộ/năm, tăng gấp 2,8 lần so với các hộ không tham gia thực hiện phương án quản lý rừng bền vững là 50,9 triệu đồng/hộ/năm.

Được biết, sau khi 2 xã Tam Lư và Tam Thanh được cấp chứng chỉ quốc tế cho rừng luồng và vầu, UBND huyện Quan Sơn sẽ nhân rộng ra một số xã lân cận để phát huy hơn nữa thế mạnh của địa phương trong phát triển lâm nghiệp.

Dự kiến, năm 2019, hơn 3.000ha luồng và vầu tại huyện Quan Sơn sẽ được cấp chứng chỉ rừng quốc tế FSC. Đây được xem là "tấm vé" thông hành vững chắc để sản phẩm của địa phương thâm nhập vào những thị trường khó tính, mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào các dân tộc nơi đây.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.