Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm giàu từ cây sơn tra

PV - 11:01, 16/01/2019

Với khát khao làm giàu cháy bỏng, anh Giàng A Chinh ở bản Nậm Lộng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn trồng cây sơn tra (cây táo mèo) để thoát nghèo. Anh Chinh trở thành một trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018 được tôn vinh nhờ những đóng góp tiêu biểu cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển nông thôn.

Trước đây, hoàn cảnh gia đình anh Chinh thuộc diện khó khăn của bản. Cuộc sống của gia đình chủ yếu trông vào nguồn thu nhập từ trồng ngô, trồng lúa. Là trụ cột của gia đình, anh Chinh luôn trăn trở suy nghĩ phải làm gì để cải thiện cuộc sống gia đình.

Khi huyện Bắc Yên ra Nghị quyết, đưa

cây sơn tra trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương, anh đã quyết định đầu tư chuyển đổi cây trồng, với mong muốn thoát nghèo từ cây sơn tra.

cây sơn tra Anh Giàng A Chinh tại Chương trình Lễ tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018.

Năm 2013, khi có cơ hội được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng rừng, anh Chinh đã mạnh dạn tự đầu tư ươm giống sơn tra, mở rộng diện tích trồng cây sơn tra của gia đình lên 40ha. Anh Chinh cho biết, giống táo mèo phải trồng đến năm thứ 5 mới cho quả bói, từ năm thứ 7 mới cho thu hoạch đại trà. Giống táo này ra hoa từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hằng năm thì cho thu hoạch. Những năm gần đây, táo mèo được người dân thành phố ưa chuộng nên thu nhập cũng khá hơn. Bình quân, với giá bán 8.000 đồng/kg, mỗi năm, gia đình anh có thu nhập hơn 300 triệu đồng từ 7ha táo. Ngoài trồng cây sơn tra, gia đình anh còn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà và dệt thổ cẩm, mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định.

Tiền thu được từ bán sơn tra, anh Chinh đã đầu tư mua một chiếc xe ô tô bán tải. Có xe, anh vừa thu hái quả sơn tra của gia đình, vừa thu mua quả sơn tra của nhân dân trong bản với số lượng lớn để xuất cho thương lái tại nhiều tỉnh, thành đến thu mua tại bản.

Không chỉ làm giàu cho mình và gia đình, anh Chinh luôn hướng dẫn và giúp đỡ bà con trong bản cách làm kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã học tập kinh nghiệm, vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ngày càng khấm khá. Anh đã nhận đỡ đầu 10 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản, giúp bà con có cuộc sống ổn định hơn. Ngoài ra, anh thường xuyên hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăn nuôi và cho 25 hộ vay vốn không lãi để đầu tư vào sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Anh Chinh cho biết, ở xã Hang Chú hiện đã có rất nhiều hộ gia đình chuyển sang trồng táo mèo và cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên, do đường sá đi lại khó khăn, để ra đến trung tâm huyện phải đi hơn 30km, nên việc tiêu thụ táo mèo của bà con thường hay bị thương lái ép giá. Anh Chinh bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ những hộ DTTS về vốn, đầu tư làm đường giao thông để những người dân ở Nậm Lộng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Với những đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, anh Giàng A Chinh đã trở thành người đảng viên tiêu biểu trong phong trào đảng viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Mới đây, tại Hội nghị biểu dương Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo giai đoạn 2012-2017, anh Giàng A Chinh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.