Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làm gì để “chắp cánh” cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu?

PV - 15:55, 20/11/2018

Bước đầu triển khai thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những kết quả tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ sản xuất thì khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao” đã được áp dụng tại một số mô hình cho tín hiệu khả quan.

Tín hiệu bước khởi đầu

Kết quả sơ kết sau 3 năm triển khai Ðề án trong lĩnh vực

ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ sản xuất ngành Nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã duy trì và nhân rộng ứng dụng canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, sạ lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên, với diện tích ứng dụng gần 10.000ha, triển khai 17 mô hình trồng trọt, trong đó có 5 mô hình trồng cây ăn quả. Một số mô hình đã sử dụng các giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, chịu hạn, năng suất cao, kết hợp làm thức ăn chăn nuôi như: ngô lai NK7328, ngô nếp HN68...
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng mẫu lớn của HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, tỉnh Điện Biên. Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên cánh đồng mẫu lớn của HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, tỉnh Điện Biên.

 

Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, đánh giá: Thời gian qua, cơ cấu ngành Nông nghiệp đã từng bước chuyển dịch đúng hướng, giá trị các sản phẩm chủ lực tăng lên; thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Sau hơn 3 năm triển khai Đề án, giá trị gia tăng lĩnh vực vực nông-lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,23%/năm. Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ. Năm 2017, tổng trị giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5.000 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 hơn 600 tỷ đồng.

Hiện, toàn tỉnh Điện Biên có 7 làng nghề và hơn 1.500 cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn. Một số làng nghề đã được chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất, tiêu biểu như: Làng nghề dệt may thổ cẩm Na Sang II (huyện Điện Biên); làng nghề thêu ren xã Sín Phình (huyện Tủa Chùa).

Tính đến giữa năm 2018, tỉnh đã thu hút 15 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-thủy sản; tổ chức xây dựng và xác nhận 11 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Các doanh nghiệp tập trung đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, như: Sản xuất rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới công nghệ, trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới…

Với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các cơ sở sản xuất, làng nghề, doanh nghiệp và hợp tác xã đã tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản của tỉnh tại nhiều hội chợ thương mại, trong và nước ngoài.

Còn nhiều việc phải làm

Ghi nhận ý kiến của một số doanh nghiệp trực tiếp tham gia thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thì để sản phẩm thực sự mang giá trị kinh tế như mong đợi, hướng đến xuất khẩu thì còn nhiều vướng mắc cần được các cấp, ngành địa phương quan tâm tháo gỡ.

Là doanh nghiệp tiên phong đầu tư lĩnh vực sản xuất nông nghiệp an toàn nâng cao giá trị gia tăng và thực hiện chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp hiệu quả với nông dân, bà Hoàng Thị Hiên, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm Safe Green, Ðội 5, xã Thanh An (huyện Ðiện Biên) cho biết: Hiện doanh nghiệp đã đầu tư trồng cà chua theo mô hình nhà lưới trên diện tích 1.000m2; trồng bưởi da xanh, ổi theo công nghệ tưới nhỏ giọt tiêu chuẩn của Israel… Quá trình triển khai, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp khâu quảng bá giới thiệu sản phẩn. Song bên cạnh đó sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh nói chung và một số đơn vị chuyên môn liên quan đến thủ tục, điều kiện hoạt động thì chưa đáp ứng được nguyện vọng của Công ty.

Hay như sản phẩm đông trùng hạ thảo của Công ty TNHH Loan Nhẹ Điện Biên đã được chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp sạch của địa phương, mỗi năm sản xuất gần 700 nghìn lọ cung cấp cho thị trường trong nước. Tuy nhiên theo chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Nhẹ, Giám đốc Công ty: “Mong muốn được cơ quan chức năng xét duyệt sản phẩm là đề án nghiên cứu khoa học để thuận lợi đưa sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài nhưng dường như ý kiến đó rơi vào im lặng.

Theo chia sẻ của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, thời gian tới để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Điện Biên sẽ triển khai kịp thời các chính sách hiện có của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; thường xuyên rà soát, đánh giá, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của từng địa phương; trong đó, tập trung tuyên truyền các chính sách, cơ chế trong thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh nhanh chóng hoàn thiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận đất đai, vốn, khoa học công nghệ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn…

NAM HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.