Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng: Triển lãm không gian tượng gỗ Tây Nguyên

Văn Yên - 22:22, 20/12/2022

Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022, ngày 20/12, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh cùng một số bảo tàng các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum tổ chức triển lãm “Không gian hoa và tượng gỗ Tây Nguyên”.

Các đại biểu và du khách tham quan không gian hoa và tượng gỗ Tây Nguyên
Các đại biểu và du khách tham quan không gian hoa và tượng gỗ Tây Nguyên

Tại không gian triển lãm, Ban Tổ chức đã giới thiệu đến công chúng trên 1.000 chậu hoa, gồm các loài hoa đặc trưng tiêu biểu của Đà Lạt và trên 100 tượng gỗ được tuyển chọn từ các nhà điêu khắc, các nghệ nhân đồng bào DTTS ở Tây Nguyên.

Với màu sắc rực rỡ, mềm mại của hoa sẽ tôn rõ những đường nét mộc mạc của tượng gỗ
Với màu sắc rực rỡ, mềm mại của hoa sẽ tôn rõ những đường nét mộc mạc của tượng gỗ

Triển lãm không gian hoa và tượng gỗ Tây Nguyên mang tính nghệ thuật được bố trí trong không gian đồi thông thơ mộng, trữ tình. Với trên 100 tượng gỗ Tây Nguyên, được phân thành các nhóm: Nhóm tượng nghệ thuật, nhóm tượng dân gian, nhóm tượng mang yếu tố tâm linh dùng trong các nghi lễ.

Tượng Bác Hồ với Tây Nguyên
Tượng Bác Hồ với Tây Nguyên

Các tượng gỗ này là những tác phẩm nghệ thuật do các nhà điêu khắc, các nghệ nhân các DTTS Tây Nguyên sáng tác, bằng thân cây gỗ tự nhiên cùng với các dụng cụ thô sơ như dao, rìu, xà gạt… Các bức tượng dân gian mô tả cảnh lao động sản xuất thường ngày và thể hiện những tình cảm gắn bó gia đình, cộng đồng của bà con các DTTS.

Các nghệ nhân chế tác tượng gỗ tại triển lãm
Các nghệ nhân chế tác tượng gỗ tại triển lãm

Đặc biệt có những tượng dân gian dùng trang trí nhà rông, nhà sinh hoạt cộng đồng, như: Cổng, cầu thang nhà rông, cột nhà rông hình quả bầu, các họa tiết hoa văn sinh động và các tượng phản ảnh đời sống tinh thần khá phong phú, đa dạng.

Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 25/12.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...