Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lâm Đồng phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 2 - 3%/năm

Văn Yên - 17:11, 01/07/2022

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 2 - 3%/năm.

Người dân vùng DTTS ở Lâm Đồng được chăm sóc y tế
Người dân vùng DTTS ở Lâm Đồng được chăm sóc y tế

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, mục tiêu chung là phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi; khai thác tiềm năng, bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào DTTS, giảm dần số thôn, xã đặc biệt khó khăn...

Bên cạnh đó, chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đẩy mạnh phát triển đồng bộ các lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, xóa bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu.

Mục tiêu đến năm 2030, Lâm Đồng phấn đấu thu nhập bình quân đầu người trong vùng DTTS từ 84 - 87 triệu đồng (bằng 70% thu nhập bình quân đầu người của tỉnh); chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng sang làm các ngành, nghề công nghiệp, du lịch, dịch vụ, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 2 - 3%/năm; giải quyết cơ bản vấn đề về ổn định dân cư tự do, thiếu đất ở, đất sản xuất, thực hiện quy hoạch, sắp xếp; bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 70% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Tầm nhìn đến 2045, thu nhập bình quân của người DTTS đạt trên 75% mức bình quân chung của cả tỉnh; cơ bản không còn hộ nghèo, người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; các thôn, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Lâm Đồng cũng đưa ra 5 giải pháp để thực hiện, gồm: Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc; bảo đảm nguồn lực thực hiện Chiến lược công tác dân tộc; đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc; kiện tòa bộ máy, đổi mới hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, chương trình, chính sách thực hiện Chiến lược công tác dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận