Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng: Công nhận Làng nghề truyền thống đan lát thôn Duệ

Văn Yên - 09:39, 05/01/2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã ký quyết định công nhận Làng nghề truyền thống đan lát ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh đạt tiêu chuẩn làng nghề truyền thống.

Nghề đan lát giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. (Ảnh: Quỳnh Uyển)
Nghề đan lát giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. (Ảnh: Quỳnh Uyển)

Theo đó, Làng nghề truyền thống đan lát ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng được cấp Bằng công nhận Làng nghề truyền thống và được hưởng các chính sách theo quy định tại Chương III, IV Nghị định số 52/2018 NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ và các quy định, văn bản hướng dẫn khác của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Nhiều năm qua, người dân ở xã Đinh Lạc, huyện Di linh đã tạo ra các sản phẩm từ nghề đan lát như: Gùi, giỏ, rổ, rá, nong, nia, sàn… Nhờ đó, đã tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Nghề đan lát truyền thống tuy không phải là nghề đem lại thu nhập cao, nhưng đây lại là một nghề có giá trị văn hóa, giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của đồng bào các DTTS trước nguy cơ bị mai một.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.