Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng chia sẻ kinh nghiệm chi trả DVMTR cho Campuchia

PV - 21:37, 15/01/2018

Ngày 11/1, tại TP. Đà Lạt, Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) Việt Nam cùng Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cùng tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các cơ chế tài chính phối hợp hỗ trợ công tác bảo tồn rừng và cảnh quan và chi trả dịch vụ hệ sinh thái ở Việt Nam cho các nhà quản lý, chuyên gia đến từ Campuchia.

Là một trong 2 tỉnh đầu tiên ở Việt Nam triển khai thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR (năm 2009), lãnh đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lâm Đồng đã cung cấp nhiều thông tin cụ thể và ý nghĩa quá trình triển khai thực hiện. Phó giám đốc Quỹ Nguyễn Văn Bằng cho biết, tổng diện tích đất có rừng trong các lưu vực được chi trả tiền DVMTR tại Lâm Đồng là 427.996ha, chiếm tỷ lệ 83,3% tổng diện tích rừng toàn tỉnh.

Chăm sóc rừng trồng. Chăm sóc rừng trồng.

 

Tính đến năm 2016, đã thực hiện khoán bảo vệ rừng (BVR) chi trả tiền DVMTR cho diện tích 358.492ha, chiếm tỷ lệ 83,8% diện tích rừng trong lưu vực chi trả và 76% tổng diện tích đất có rừng. Ước tính đến 31/12/2017, tổng số tiền DVMTR thu năm 2017 gần 178 tỷ đồng, đạt 115,4% kế hoạch; tổng số tiền DVMTR giải ngân năm 2017 gần 208 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch...

Giám đốc Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà Lê Văn Hương là người trực tiếp điều hành triển khai thực hiện dự án liên quan đến chi trả DVMTR tại Vườn, chia sẻ nhiều thông tin, nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích đến các đại biểu Campuchia. Ông cho biết, Vườn có tổng diện tích hơn 69.688ha, trong đó 66.270ha có rừng và đã chi trả 60.272ha. Quá trình thực hiện dự án, đây là đơn vị có mức chi trả cho các hộ nhận khoán quản lý BVR hàng năm lớn nhất nước. Ông Hương gợi ý phía Campuchia sắp tới thực hiện chính sách này, nên mở rộng phạm vi theo hướng chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái, vừa bao quát diện quản lý BVR rộng, vừa thu được kinh phí “nuôi lại rừng” từ đối tượng sử dụng rừng. Bởi tính hiệu quả từ chi trả DVMTR ở Lâm Đồng đã và đang đưa lại rất nhiều hiệu quả từ BV&PTR tốt hơn đến nâng cao sinh kế cho người dân…

Sau Hội thảo, đoàn công tác tiếp tục thăm quan và khảo sát thực tế về dự án đánh giá chất lượng rừng triển khai ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

ST

Tin cùng chuyên mục