Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lại một đề án “trên trời!”

PV - 09:11, 30/05/2018

Cách đây ít ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ra quyết định thu hồi Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học giai đoạn 2018-2020” để hoàn thiện dù mới chỉ được ban hành cách đây hơn 1 tháng. Điều này khiến dư luận không khỏi “bàn ra tán vào” vì kiểu xây dựng đề án trên trời!

Cụ thể trước đó, ngày 17/4/2018, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt đề án Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học giai đoạn 2018-2020. Theo khái toán tổng kinh phí của Đề án cho 3 năm thực hiện là hơn 749 tỷ đồng, trong đó năm 2018 sẽ chi 344 tỷ đồng, năm 2019 chi 203 tỷ đồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỷ đồng.

ề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học giai đoạn 2018-2020” vẫn chỉ là “bình mới, rượu cũ”! Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học giai đoạn 2018-2020” vẫn chỉ là “bình mới, rượu cũ”!

 

Và ngày 22/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện. Theo đó, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, xét thấy nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi.

Điều đáng nói là ở chỗ, trước khi Đề án được phê duyệt, đã có rất nhiều ý kiến phản biện góp ý về sự thiếu khả thi cũng như lãng phí của Đề án. Bởi, mặc dù có tên là “đổi mới”, nhưng ngay trong nội dung đề án này thì trong ba năm thực hiện (từ năm 2018-2020), kỳ thi THPT quốc gia về cơ bản không thay đổi so với phương án thi THPT quốc gia đã thực hiện năm 2017 và phương thức thi THPT quốc gia năm 2018 đã công bố.

Chính vì vậy, con số 749 tỷ đồng cho việc đổi mới tuyển sinh trong 3 năm đã khiến dư luận phản ứng. Bởi, việc đầu tư tới gần 750 tỷ đồng cho đổi mới tuyển sinh trong 3 năm trong tình trạng ngân sách còn gặp nhiều khó khăn có phải là thật sự cần thiết khi thực chất của đề án đổi mới vẫn chỉ là “bình mới, rượu cũ”?

Vậy nhưng, rút cuộc Đề án vẫn được ban hành và hiển nhiên, Đề án đổi mới này tiếp tục vấp phải phản ứng gay gắt. Thật may, lần này sức ép phản biện từ dư luận và các cơ quan truyền thông, báo chí đã có tác dụng. Việc Bộ GD-ĐT thu hồi Đề án được cho là một động thái cầu thị, sửa sai cần thiết. May mắn hơn, động thái này dù muộn nhưng vẫn là hết sức cần thiết bởi nếu để một Đề án như trên đi vào triển khai trên cả nước thì không biết hậu quả sẽ ra sao?

Được biết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính. Song, qua sự việc này, một lần nữa thấy rằng việc xây dựng đề án “trên trời” của một số Bộ ngành lâu nay là điều rất đáng quan ngại!

MẠNH HÀ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.