Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lai Châu: Gia tăng nạn mua bán người qua biên giới

Hoài Dương - 09:49, 08/01/2020

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc, với dân số trên 46 vạn người, trong đó chiếm trên 85% là đồng bào DTTS. Những năm qua, mặc dù các lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng tình trạng mua bán người qua biên giới có chiều hướng gia tăng đáng báo động.

Các đối tượng trong đường dây buôn bán người qua biên giới bị lực lượng chức năng bắt giam.
Các đối tượng trong đường dây buôn bán người qua biên giới bị lực lượng chức năng bắt giam

Theo số liệu báo cáo của Công an tỉnh Lai Châu, từ năm 2013 đến nay, lực lượng Công an tỉnh Lai Châu đã điều tra làm rõ 49 vụ, 90 đối tượng phạm tội, 86 nạn nhân bị mua bán, giải cứu và tiếp nhận hơn 60 nạn nhân trở về đoàn tụ cùng gia đình. Riêng trong năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ mua bán trẻ em dưới 14 tuổi, nạn nhân chủ yếu là con em đồng bào DTTS.

Trường hợp em Giàng Thị D. 16 tuổi, ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường là một ví dụ. Do tin “người yêu” ở bản Nậm Pậy, huyện Phong Thổ đưa về ra mắt bố mẹ để chuẩn bị làm đám cưới, D. đã bị người yêu đưa qua biên giới bán sang Trung Quốc và bị bán lại cho đối tượng thứ ba. May mắn, khi đối tượng thứ ba đưa em vào sâu trong nội địa thì được Công an huyện giải cứu. 

Trung tá Vũ Tiến Văn, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Lai Châu) cho biết, nạn nhân của bọn mua bán người ở Lai Châu thường là những phụ nữ DTTS có độ tuổi từ 16 - 28, thiếu hiểu biết và những cháu gái mới lớn với ước vọng đổi đời. 

“Trước đây các đối tượng mua bán người chủ yếu tiếp cận nạn nhân qua các phiên chợ vùng cao, các trường dân tộc nội trú. Nhưng, hiện nay, sự phổ biến của điện thoại di động, sự phát triển của mạng xã hội Zalo, Facebook… đã trở thành một trong những kênh hỗ trợ đắc lực cho các đối tượng tán tỉnh bằng những hình ảnh điển trai, sự giàu có, thậm chí giả danh cán bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, chủ doanh nghiệp để làm quen, tạo lòng tin rồi lừa bán sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, chính những người đã bị lừa bán cũng lại chủ động tiếp tay cho bọn tội phạm này, khiến cuộc chiến chống nạn mua bán người cũng như công tác điều tra, phá án gặp nhiều khó khăn”, Trung tá Văn thông tin thêm. 

Những năm qua, Công an tỉnh Lai Châu cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để đấu tranh, ngăn chặn như: Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý khu vực biên giới; phối hợp với lực lượng chức năng Trung Quốc xác minh, giải cứu và tiếp nhận nạn nhân; lập đường dây nóng nhằm kịp thời điều tra, bắt giữ và chuyển giao đối tượng phạm tội và giải cứu nạn nhân; xây dựng các mô hình phòng ngừa hiệu quả về nạn mua bán người… 

Tuy nhiên, ngoài các giải pháp đã triển khai, thực hiện, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và người dân. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác quốc tế trong trao đổi tình hình thông tin tội phạm; triển khai có hiệu quả các công ước, nghị định về phòng ngừa, trấn áp và xét xử công khai đối với các vụ án mua bán người. 

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.