Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

La Pán Tẩn: Bảo đảm quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ vùng DTTS

PV - 14:38, 07/03/2022

Toàn xã đã có 5 chị phát triển du lịch homestay, nhiều chị em đã mở cửa hàng bán đồ thổ cẩm, tham gia tổ hợp tác, phát triển chăn nuôi, đầu tư kinh doanh dịch vụ cho thuê trang phục du lịch, dệt thổ cẩm...

Chị Lý Thị Chơ (bên trái) ở bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn giúp khách du lịch mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Mông
Chị Lý Thị Chơ (bên trái) ở bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn giúp khách du lịch mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Mông

La Pán Tẩn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Mù Cang Chải với trên 99% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Hội viên phụ nữ và Nhân dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, tự cung tự cấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vẫn còn một số hủ tục lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ và vẫn còn phụ nữ chưa biết chữ. Đặc biệt là đối với phụ nữ người Mông, còn sống phụ thuộc vào chồng do quan niệm và nhận thức nên nhiều chị em có tâm lý e dè, tự ti, ít tham gia các hoạt động xã hội.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và cả hệ thống chính trị kiên quyết vào cuộc nên các hủ tục cũng dần được loại bỏ.

Từng bước khẳng định vai trò của tổ chức Hội, bảo đảm quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ, Hội Phụ nữ xã đã tham mưu với cấp trên và phối hợp với nhà trường trên địa bàn mở 15 lớp xóa mù chữ và vận động được trên 500 chị em tham gia học xóa mù chữ. Đến nay, trình độ hội viên được nâng lên rõ rệt, chị em cơ bản biết viết và biết giao lưu bằng tiếng Việt.

Qua đó, tỷ lệ thu hút hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt hội và phụ nữ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cao hơn. Từ việc duy trì và nhân rộng các Câu lạc bộ Không sinh con thứ 3 trở lên, Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật, phòng chống mua bán người, hay các mô hình Chi hội "5 không 3 sạch”..., chị em đã được trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, sinh con tại trạm y tế xã, các kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra, Hội Phụ nữ xã còn tích cực hỗ trợ hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Toàn xã đã có 5 chị phát triển du lịch homestay, nhiều chị em đã mở cửa hàng bán đồ thổ cẩm, tham gia tổ hợp tác, phát triển chăn nuôi, đầu tư kinh doanh dịch vụ cho thuê trang phục du lịch, dệt thổ cẩm...

Để bảo đảm quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ vùng đồng bào DTTS, cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới trong các tầng lớp Nhân dân, Hội chú trọng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức; xóa bỏ hủ tục; vận động thay đổi nhận thức phân biệt đối xử với phụ nữ; quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng, nữ cán bộ DTTS.

Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Thành lập các mô hình tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho lao động nữ; bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị xâm hại.../.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.