Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ vọng từ cây mắc ca trên vùng đất Nậm Pồ

Thành Trung - 22:08, 13/07/2023

Thời gian qua, để phát triển diện tích cây mắc ca, đã có nhiều nhà đầu tư tìm đến huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) để tìm hướng phát triển loại cây được ví là “Hoàng hậu của các loại quả khô”. Từ đây, người dân trên địa bàn có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Cây mắc ca phát triển khá tốt tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Cây mắc ca phát triển khá tốt tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ

Ông Hà Văn Quân - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Nông nghiệp công nghệ cao Điện Biên khẳng định, mắc ca là cây lâm nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng cao, khả năng sinh trưởng và phát triển tương đối tốt tại địa bàn huyện.

Với dự án do Công ty Cổ phần Du lịch và Nông nghiệp công nghệ cao Điện Biên triển khai, các hộ dân tham gia sẽ được hưởng các lợi ích như: Được hỗ trợ đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích người dân đang quản lý, nhưng không quá 5 ha/gia đình/cá nhân; được nhà đầu tư hỗ trợ 15 triệu đồng/ha công khai hoang, cải tạo đất để Nhà nước thu hồi đất cho nhà đầu tư thuê theo quy định; được hỗ trợ, cung cấp cây giống, vật tư thiết yếu, bảo đảm tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc; được hưởng toàn bộ giá trị sản phẩm khi thu hoạch theo hợp đồng liên kết; được ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương với mức 5 triệu đồng/người/tháng và được trả công lao động từ 150 - 200 nghìn đồng/ngày...

Ngoài ra, người dân và nhà đầu tư có thể thống nhất thực hiện dự án theo hình thức nhà đầu tư góp vốn bằng giá trị của người sử dụng đất (giữa người dân và nhà đầu tư sẽ phân chia giá trị sản phẩm theo thỏa thuận hợp đồng). Trong năm 2023, Công ty sẽ tập trung san ủi mặt bằng, mở đường, xây dựng nhà điều hành, xưởng sơ chế sản phẩm quả mắc ca, hệ thống điện, nước tưới tiêu và tuyển nhân lực tại huyện.

Đến nay, huyện Nậm Pồ đã triển khai thực hiện 2 dự án trồng, phát triển cây mắc ca trên địa bàn, với quy mô tổng diện tích gần 15.800 ha. Trong đó, Công ty Cổ phần Du lịch và Nông nghiệp công nghệ cao Điện Biên thực hiện 5.868 ha tại 3 xã: Nậm Nhừ, Nà Khoa, Na Cô Sa; Công ty Cổ phần Him Lam mắc ca Tây Bắc thực hiện 9.987 ha, tại các xã: Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn, Pa Tần, Nậm Tin. Sau thời gian triển khai thực hiện, huyện Nậm Pồ đã đo đạc được tổng diện tích hơn 9.250 ha và thành lập 2 Hợp tác xã dịch vụ mắc ca tại 2 xã Si Pa Phìn và Nà Khoa.

Cây mắc ca phát triển khá tốt tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Huyện Nậm Pồ có nhiều tiềm năng để phát triển cây mắc ca

Xác định kế hoạch phát triển cây mắc ca trên địa bàn huyện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trọng điểm, xuyên suốt từ nay đến hết năm 2023 và các năm tiếp theo, UBND huyện Nậm Pồ chỉ đạo đến hết năm 2023 phải trồng tối thiểu 300 ha trên địa bàn 2 xã Nà Khoa và xã Si Pa Phìn. 

Các xã trong vùng Dự án của huyện đã vào cuộc quyết liệt chỉ đạo tuyên truyền, vận động, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và chỉ đạo về phát triển cây mắc ca nói riêng tới toàn thể cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn. Các nhà đầu tư có Dự án trồng mắc ca trên địa bàn huyện đã thường xuyên phối hợp các đơn vị tư vấn, tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo phát triển cây mắc ca của huyện và các phòng, ban để tuyên truyền, vận động, giải thích về cơ chế liên kết, hỗ trợ, đo đạc đất để quy chủ, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục Dự án theo định hướng của UBND tỉnh Điện Biên tại Thông báo số 61/TB-UBND ngày 24/6/2022.

Ông Bùi Văn Luyện - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ cho biết: Để tiếp tục triển khai Dự án mắc ca trên địa bàn huyện, bảo đảm tiến độ theo chủ trương đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Nậm Pồ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chính quyền các xã trong vùng Dự án mắc ca… tập trung chỉ đạo triển khai, tuyên truyền, vận động đến từng bản, các hộ gia đình trong vùng dự án hiểu và ủng hộ, đồng thuận với chủ trương triển khai Dự án mắc ca, khẩn trương đo đạc, quy chủ trên địa bàn 11 xã của 2 nhà đầu tư.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các Dự án trồng và phát triển cây mắc ca trên địa bàn, năm 2023 UBND huyện Nậm Pồ tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư nhằm đẩy mạnh công tác phối hợp, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã trong vùng Dự án nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu. Trong quá trình trồng cây mắc ca, người dân sẽ được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật và cách chăm sóc và hỗ trợ tối đa về giống cây và các loại phân bón. Với các giải pháp căn cơ, cụ thể người dân huyện Nậm Pồ sẽ tích cực tham gia phát triển cây mắc ca, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng bền vững trên đất dốc, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.