Hội thảo có khoảng 500 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 23 quốc gia và các tổ chức quốc tế; gần 100 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và nhiều Đại sứ trực tiếp tham gia điều phối các phiên Hội thảo.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 có 7 phiên với các chủ đề: Hướng tới trật tự đa cực: “Hòa bình nóng”, “Chiến tranh lạnh” hay “Cùng tồn tại Hòa bình”?; Vai trò trung tâm của ASEAN trong thách thức: Tích cực chủ động hay ẩn mình chờ thời?; An toàn và tự do hàng hải từ Biển Đỏ tới Biển Đông: Trách nhiệm thuộc về ai?;...
Đáng chú ý, lần đầu tiên, tổ chức Bàn tròn ASEAN nhằm kết nối các chuyên gia hàng đầu của Đông Nam để thảo luận về các cơ hội thúc đẩy hợp tác khu vực.
Tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh: "Trong kỷ nguyên này, chúng tôi kỳ vọng rằng Biển Đông sẽ là điểm kết nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương; giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và trở thành một trung tâm phát triển năng động cho tăng trưởng và thịnh vượng. Đây cũng sẽ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như là nơi giao thoa của các nền văn hóa, văn minh và cầu nối cho các trung tâm ảnh hưởng của thế giới và ASEAN nên được giao trọng trách về tin tưởng, bởi tất cả mọi chủ thể là một bên trung gian cũng như là một chủ thể quan trọng trong việc xử lý các mối quan hệ này".
Việc Việt Nam đề cử ứng cử viên đầu tiên vào vị trí Thẩm phán ITLOS giai đoạn 2026-2035 tái khẳng định Việt Nam sẵn sàng cống hiến vào hoạt động của ITLOS; đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ, kiên định đối với UNCLOS nói riêng và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung.
Theo kế hoạch, Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 sẽ diễn ra trong hai ngày 23-24/10.