Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ tích khoa học: Nhân bản chuột từ tế bào đông khô

Nguyệt Anh - 15:24, 08/07/2022

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà nghiên cứu Nhậ Bản đã tạo ra những con chuột nhân bản từ các tế bào da khô đóng băng, nhằm giúp các nhà bảo tồn hồi sinh những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Chuột nhân bản màu đen bên trái (Ảnh: ĐẠI HỌC YAMANASHI)
Chuột nhân bản màu đen bên trái (Ảnh: ĐẠI HỌC YAMANASHI)

Một số hoạt động của con người đang trực tiếp giết chết hoặc phá hủy môi trường sống của động vật, khiến chúng tuyệt chủng với tốc độ báo động. Nhiều loài cần đến các nỗ lực bảo tồn và nhân giống mới có thể duy trì sự tồn tại, và một trong những nỗ lực đó là nhân bản.

Tuy nhiên, nhân bản rất tốn kém và có thể thất bại. Thông tin di truyền được lưu trữ ở nhiệt độ cực thấp và khi xảy ra mất điện hoặc sự cố khác với tủ đông, vật liệu di truyền sẽ bị phá hỏng. Ngoài ra, nhân bản còn phụ thuộc vào việc chiết xuất tinh trùng khỏe mạnh, một nhiệm vụ không dễ dàng.

Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature hôm 5/7 đã chứng minh tính khả thi của việc nhân bản chuột chỉ bằng tế bào soma (không phải tế bào tinh trùng hay trứng) đông khô. "Chúng tôi đã chứng minh rằng các tế bào soma đông khô có thể tạo ra những bản sao khỏe mạnh và có khả năng sinh sản. Phương pháp này có thể quan trọng với việc tìm ra những giải pháp "ngân hàng sinh học" không cần nitơ lỏng, rẻ hơn và an toàn hơn", nhóm nghiên cứu viết.

Các kỹ thuật nhân bản hiện tại đòi hỏi phải tách tinh trùng hoặc trứng, ví dụ trường hợp của tê giác trắng phương Bắc cuối cùng, rồi lưu trữ dài hạn tinh trùng và phôi đến khi có thể đưa chúng vào một con cái.

Trong nghiên cứu mới, chuyên gia Teruhiko Wakayama cùng đồng nghiệp tại Đại học Yamanashi (Nhật Bản) sử dụng các tế bào soma đông khô để cung cấp vật liệu di truyền cần thiết cho việc nhân bản. Họ lấy mẫu tế bào soma từ chuột và mang chúng đi đông khô - quá trình đông lạnh mẫu, sau đó loại bỏ băng. Cách này cho phép đông lạnh mẫu trong 9 tháng.

Các tế bào chết trong quá trình trên, nhưng nhóm nghiên cứu có thể thực hiện chuyển nhân tế bào soma và phục hồi nhân - bộ phận chứa mọi thông tin di truyền cần thiết để tạo ra phôi nang giai đoạn sớm. Tiếp theo, họ có thể tạo ra các dòng phôi ổn định từ mẫu vật đông lạnh. Sau khi đưa chúng vào cơ thể chuột cái, những lứa chuột con nhân bản khỏe mạnh chào đời. Khi đủ tuổi, các con non này tiếp tục giao phối, cho thấy chúng hoàn toàn có khả năng sinh sản.

Nghiên cứu mới đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc nhân bản, nhưng vẫn có những hạn chế. Đông khô gây ra nhiều tổn thương ADN hơn so với các phương pháp truyền thống và việc nhân bản tế bào soma có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Những vấn đề này cần được giải quyết trước khi các nhà khoa học sử dụng chúng để cứu các loài vật bị đe dọa.

Trong một nỗ lực nhằm tăng cường sự đa dạng di truyền của loài, hiện nay, các nhà khoa học chuẩn bị nuôi dưỡng con chồn chân đen cái nhân bản đầu tiên trên thế giới, được đặt tên Elizabeth Ann. Con chồn này được nhân bản từ các tế bào đông lạnh sâu trong dung dịch nitơ lỏng cách đây 35 năm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.