Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỹ thuật canh tác ngô trên đất dốc

Như Ý - 10:39, 09/04/2021

Khu vực Tây Bắc có khoảng 80% diện tích đất canh tác là đất dốc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại cây hàng năm, trong đó chủ yếu là trồng ngô trên đất dốc. Do nhu cầu tiêu thụ về sản phẩm ngô trong nước và thế giới tăng cao nên việc mở rộng diện tích đất sản xuất, sử dụng giống mới, đầu tư nhiều phân bón hóa học và hóa chất nông nghiệp đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô lên đáng kể. Để ngô đạt năng suất cao chúng ta cần chú ý một số kỹ thuật như sau:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời vụ trồng:

- Vụ Xuân Hè: Gieo từ 15/2 đến 30/3 (tiến hành gieo sau khi có mưa, đất đủ ẩm).

- Vụ Hè Thu: Gieo từ 15/7 – 5/8.

Chuẩn bị giống:

Lượng hạt giống cần gieo cho 1 sào bắc bộ (360m2) là 0,7 - 1 kg.

Kỹ thuật làm đất

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch tàn dư cây trồng trước khi tiến hành cày bừa.

- Cày 1 - 2 lần, độ sâu 12 - 15cm (dùng trâu, bò); 18 - 20cm (dùng máy), không lỏi.

- Có thể dùng cày hoặc cuốc để rạch hàng hoặc bổ hốc theo đường đồng mức.

Gieo trồng

Khoảng cách gieo trồng: 60cm x 25cm (mật độ 6,7 vạn cây/ha) hoặc 60cm x 28cm (6,0 vạn cây/ha) hoặc 70cm x 25cm (5,7 vạn cây/ha).

Gieo đảm bảo hạt có thể nẩy mầm nhanh và đều, cây mọc khoẻ, cần tiến hành:

- Sau khi đã làm đất xong, tiến hành rạch hàng thẳng theo cự ly đã định. Độ sâu rạch hàng tuỳ theo độ ẩm đất, biến động từ 7 - 10cm.

- Bón toàn bộ lượng phân lót theo hàng hoặc theo hốc, sau đó lấp kín phân.

- Tra hạt theo cự ly đã định, mỗi hốc 2 hạt. Nếu giống tốt và lượng hạt ít thì gieo 2 hạt : 1 hạt : 2 hạt. Cần lưu ý ở vị trí 2 hạt cần đặt hạt cách nhau 3 - 4cm để đến lúc tỉa bỏ 1 cây ít ảnh hưởng đến bộ rễ của cây bên cạnh.

- Dùng đất bột lấp kín hạt, độ sâu lấp đất tuỳ mùa vụ, độ ẩm đất. Nếu độ ẩm bình thường, nhiệt độ lúc gieo hạt trên 200C độ sâu lấp đất 4 - 5cm, nếu độ ẩm thấp, nhiệt độ lúc trồng thấp 13 - 190C độ sâu lấp đất 5 - 6cm.

- Nếu độ ẩm đất thấp khi gieo hạt cần khắc phục bằng cách sau khi lấp đất dùng tay, chân hoặc vồ nén đất trên hàng ngô mới gieo, giúp cho hạt tiếp xúc với đất nhanh hút nước nẩy mầm.

- Nếu đất có kiến sử dụng thuốc hoá học trộn với đất bột rải đều xuống rãnh. Khi ngô mọc mầm, nếu gặp mưa phùn và xuất hiện sâu keo, sâu xám phá hoại thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn.

Phân bón

+ Lượng phân bón: 2 tấn phân vi sinh + phân nén NK (150 N + 90 K2O) + 90 P2O.

(Phân nén NK được nén thành viên hình bầu dục, trọng lượng trung bình mỗi viên nén là 28g).

+Phương pháp bón phân: Bón lót 100% phân lân, phân hữu cơ vi sinh và phân nén NK. Tiến hành rạch hàng sâu từ 10 – 12cm, rải đều phân hữu cơ vi sinh và phân lân theo rãnh; Phân viên nén NK bón theo hàng cách nhau 25cm cách hạt ngô từ 12 – 14cm rồi lấp đất kín phân và hạt dày từ 3 – 5cm hoặc có thể lấp đất kín phân dày từ 5 – 7cm, sau đó tiến hành gieo ngô. Mỗi hốc gieo từ 3 – 4 viên phân nén NK.

Chăm sóc

- Khi ngô được 3 - 4 lá thì tiến hành tỉa định cây, để mỗi hốc 1 cây nếu bị khuyết cây thì hốc bên cạnh để 2 cây.

- Xới xáo, làm cỏ kết hợp khi ngô được 4 - 5 lá.

- Làm cỏ lần 2 kết hợp vun cao khi ngô được 8 - 9 lá.

Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Phát hiện kịp thời thì việc phòng trừ mới có hiệu quả nên áp dụng biện pháp phòng trừ tổ hợp bằng cách vệ sinh đồng ruộng, đốt cháy các tàn dư thực vật của vụ trước để diệt các trứng sâu trước khi gieo. Ở mỗi thời kỳ khác nhau có các loại sâu, bệnh khác nhau, trong đó có một số loài sâu hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây ngô như: Sâu đục thân, sâu đục bắp và sâu ăn tạp. Dùng Padan 4H hay Basudin 10H, Bam 5H hoặc các loại thuốc hột khác để phòng ngừa sâu đục thân và sâu đục bắp, bằng cách bỏ một nhúm nhỏ thuốc (khoảng 3-4 hột) vào nõn cây ngô 20 và 40 ngày sau khi gieo. Bệnh hại như khô vằn, đốm lá, phun trị bằng cách dùng Validacin 3DD, Monceren, Bavistin hoặc Anvil 5S.

Thu hoạch: Khi ngô chín (chân hạt có vết đen hoặc khoảng 75% số cây có lá bi khô) chọn ngày nắng ráo để thu hoạch./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.