Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Thanh Huyền - 22:48, 15/06/2020

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, trong hai ngày 13 và 15/6, Quốc hội đã thảo luận ở Hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020; phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2018.

Đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận về tình hình KT-XH
Đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận về tình hình KT-XH

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Thảo luận tại Hội trường, đa số ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Các ĐBQH cho rằng, năm 2019, mặc dù tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, KT-XH đạt được kết quả tích cực, tạo tiền đề phát triển cho năm 2020. Các ĐBQH cũng đánh giá cao công tác điều hành của Chính phủ trong những tháng đầu năm 2020, vừa thực hiện mục tiêu chống dịch Covid-19, vừa phát triển KT-XH. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng GDP trong quý I/2020 đã đạt 3,82%, thuộc nhóm những nước tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát…

Về các giải pháp, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020, các ĐBQH cơ bản đồng tình với 9 nhóm giải pháp được nêu trong Báo cáo của Chính phủ nhằm khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 trong việc phục hồi và phát triển KT-XH. Để tiếp tục duy trì những thành tựu, kết quả đạt được, các ĐBQH đề nghị cần thực hiện hiệu quả đồng bộ nhiều giải pháp như: Bảo đảm nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; cải cách chế độ công chức, công vụ; làm tốt công tác cán bộ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác tư pháp, thi hành pháp luật, phòng ngừa tội phạm; ưu tiên nguồn lực cho giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho Nhân dân; quan tâm phát triển văn hóa; sửa đổi toàn diện chính sách, pháp luật về đất đai; chú trọng công tác phát triển và bảo vệ rừng; tập trung kích cầu du lịch trong nước sau đại dịch Covid-19…

Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

Trong phiên thảo luận, nhiều vấn đề liên quan đến phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được các ĐBQH quan tâm, kiến nghị. Nhiều ĐBQH cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục dành sự ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) kiến nghị, Chính phủ cần xem xét các vấn đề về đất đai, quan tâm giải quyết nước cho đồng bào DTTS. Có chính sách giúp đồng bào DTTS sống được từ rừng. Đầu tư kết nối giao thông vùng đồng bào DTTS và miền núi… ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp, tạo cơ chế chính sách mới để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng DTTS, miền núi; bảo đảm giải quyết đầu ra cho nông sản của người dân...

Trong quá trình thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và một số Bộ trưởng, trưởng ngành đã phát biểu giải trình, làm rõ thêm ý kiến của các ĐBQH. Các ý kiến đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, giải quyết những tồn tại, bất cập, thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước thời gian tới.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tin tưởng: “Với sự đồng thuận cao của các ĐBQH, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương, cùng với sự ủng hộ, ý thức chấp hành, chia sẻ của mọi tầng lớp Nhân dân, tinh thần phấn đấu, vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta sớm phục hồi sau đại dịch Covid-19, hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020, góp phần hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo”.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.