Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội được thảo luận thẳng thắn

PV - 22:24, 30/05/2019

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, ngày 30/5, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội. Nhiều vấn đề nổi cộm trong xã hội được các đại biểu phân tích, mổ xẻ và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết trong thời gian tới…

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kinh tế-xã hội. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kinh tế-xã hội.

Tập trung giải quyết những bức xúc nổi cộm

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu bày tỏ sự phấn khởi trước những kết quả về kinh tế-xã hội đã đạt được thời gian qua; các đại biểu cho rằng kinh tế-xã hội đất nước là một “bức tranh đẹp, toàn diện”, đã thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành sâu sát, quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng, mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng hằng ngày vẫn diễn ra nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.

Một số đại biểu bày tỏ sự quan ngại về tình trạng mua bán, sử dụng chất ma túy, các vụ trộm cắp, cướp tài sản, giết người man rợ, gian lận thi cử… gây tâm lý bất an, bức xúc trong Nhân dân. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng diễn biến phức tạp…

“Chúng ta có thể có nhiều chính sách vĩ mô tốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng bức xúc hằng ngày của người dân chưa được giải quyết hợp lý, nhanh chóng như: Vấn đề BOT giao thông; điều hành giá điện, giá xăng dầu; gian lận thi cử, đánh giá kết quả giáo dục... Đây là những vấn đề cần xem xét, bàn thảo kỹ lưỡng để có phương án giải quyết thấu đáo với tinh thần “dù phác đồ đúng nhưng tình hình người bệnh không tốt lên thì phải xem xét lại”, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho biết.

Các đại biểu cũng quan tâm kiến nghị về việc quản lý giá cả; có giải pháp bảo đảm tăng trưởng bền vững; nâng cao năng suất, chất lượng lao động; bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước; bảo đảm trật tự, an ninh xã hội; triển khai sắp xếp lại các đơn vị hành chính; triển khai các dự án giao thông; giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; bảo vệ môi trường; quan tâm phát triển vùng DTTS, miền núi…

Tiếp tục quan tâm đến vùng DTTS, miền núi

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, nhiều đại biểu đã dành sự quan tâm đến vùng DTTS, miền núi. Khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng DTTS, miền núi với nhiều chương trình, chính sách, góp phần phát triển toàn diện vùng này. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, vùng DTTS, miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất, đồng bào DTTS ít được hưởng lợi nhất của nền kinh tế thị trường. Sản xuất, chăn nuôi của đồng bào DTTS vẫn trong tình trạng tự bơi. Nông sản làm ra vẫn trong tình trạng phải giải cứu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn đang là vấn đề nan giải…

Nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần đánh giá sâu sắc hơn thực chất của vấn đề, có chiến lược mới, cách làm mới cho vùng nông thôn, miền núi. Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế chính sách giảm nghèo bền vững. Bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các DTTS rất ít người. Xây dựng chiến lược khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, hình thành các chuỗi liên kết, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của hàng hóa…

Đại biểu Quốc hội Cao thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS rất thấp. Để giảm nghèo vùng DTTS, cần thiết kế, đặt trọng tâm vào giáo dục, việc làm, tập trung nhiều nguồn lực cho công tác cán bộ DTTS, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DTTS. Cần rà soát lại tất cả các chính sách đối với vùng DTTS, nhất thiết phải tích hợp chính sách để triển khai thực hiện có hiệu quả cao nhất.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.