Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Nhiều nội dung được tiếp thu, chỉnh lý trong dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi)

PV - 14:59, 24/05/2019

Ngày 24/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận về dự án Luật này.

Đại biểu Quốc hội trong phiên làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Luật thuế Đại biểu Quốc hội trong phiên làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Luật thuế (sửa đổi).

Trước đó tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Trình bày tóm tắt báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật lần này rà soát, cụ thể hóa tối đa các nội dung; sửa lại phạm vi điều chỉnh theo hướng bao quát tất cả các nguồn thu ngân sách nhà nước, không tách bạch nguồn thu do cơ quan quản lý thuế thu và nguồn thu không do cơ quan quản lý thuế thu….

Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm 17 chương, 151 điều, quy định về việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Những nội dung của dự thảo Luật đã được chỉnh lý, tiếp thu gồm: tính cụ thể của dự thảo Luật; phạm vi điều chỉnh của Luật; nguyên tắc quản lý thuế; những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế; quản lý rủi ro trong quản lý thuế; xây dựng lực lượng quản lý thuế; hợp tác quốc tế; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế; đăng ký thuế; khai thuế, tính thuế; ấn định thuế; nộp thuế; xử phạt vi phạm hành chính…

Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) nhận được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội trên Hội trường sáng nay (24/5), trong đó có quy định về kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, trong đó có trường hợp cơ quan Kiểm toán nhà nước không trực tiếp kiểm toán đối với người nộp thuế mà thực hiện kiểm toán tại cơ quan quản lý thuế.

Trong chiều ngày 24/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về hai dự án Luật đã trình.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương trình Quốc hội cho ý kiến với phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào vấn đề tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các thiết chế hành chính nhà nước.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.