Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV: Nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng ngân sách

PV - 08:21, 30/10/2018

Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 29/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính-NSNN quốc gia 3 năm 2019-2021; đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020…

ngân sách Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường.

Thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về tài chính, ngân sách, đầu tư công, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách. Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về tài chính ngân sách, đầu tư công trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nhiều đại biểu cho rằng, nguồn thu chưa chắc và bền vững, đây là những vấn đề trong điều hành Chính phủ cần có điều chỉnh trong thời gian tới.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) đề nghị, cần thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách, có giải pháp hiệu quả để bảo đảm các nguồn thu, giảm nợ thuế, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trái phiếu nhà nước, tránh lãng phí ngân sách... Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) bày tỏ đồng tình với nhận định của Ủy ban Tài chính-Ngân sách về tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu chưa đạt yêu cầu đề ra. Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đăk Nông) cho rằng, cần cân đối bố trí vốn các công trình từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; phân bổ vốn dự phòng chung giai đoạn 2016-2020 cần tính đến dự phòng để xử lý những vấn đề cấp bách phát sinh…

Cũng tại phiên thảo luận, vấn đề NSNN chi cho lĩnh vực công tác dân tộc đã được đại biểu Quốc hội đề cập, kiến nghị. Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách cả về ngân sách, về nguồn ODA cũng như nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, qua giám sát và thẩm tra, đối với các nội dung chi thường xuyên được đảm bảo tương đối đầy đủ và nội dung này thực hiện thông qua việc cân đối ngân sách cho các địa phương và ổn định cho cả giai đoạn. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách đặc thù đã ban hành không đáp ứng yêu cầu, như chương trình của Ủy ban Dân tộc quản lý đáp ứng được 56%. Các dự án ổn định dân di cư ngoài kế hoạch mới đáp ứng được 40%... Các nội dung chi chính sách, nhiều nội dung chi nhưng quy mô ngân sách hạn chế. Các định mức chi chính sách ban hành đã lâu, lạc hậu, mức chi thấp, có chính sách ban hành từ năm 2009 vẫn còn hiệu lực, như hỗ trợ học sinh nội trú, hỗ trợ học sinh dân tộc học nghề…

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị, Chính phủ tiến hành rà soát lại hệ thống chính sách dân tộc, hỗ trợ trực tiếp hiện còn hiệu lực. Có con số thống kê đầy đủ về nhu cầu ngân sách, số đã chi và số còn dự kiến phải chi để làm cơ sở bảng cân đối ngân sách tổng thể. Nghiên cứu, điều chỉnh chính sách không còn phù hợp hoặc đến nay hiệu quả tác động không cao. Tích hợp các chương trình, chính sách về chung một nguồn. Nghiên cứu sửa đổi định mức, chính sách như hỗ trợ bảo vệ rừng, đầu tư cơ sở hạ tầng xã 135 và tăng đầu tư cho cộng đồng và giảm hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình. Trên cơ sở nguồn ngân sách bảo đảm ổn định cho các địa phương, tính toán lại số dư do điều chỉnh hoặc loại bỏ chính sách để cân đối nguồn lực cho hệ thống chính sách sau rà soát.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.