Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Giải quyết hạn chế tiếp cận thông tin vùng DTTS và miền núi

Hoàng Quý - 13:00, 04/11/2022

Sáng 4/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành tiến hành chất vấn Nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn

Nội dung Nhóm vấn đề thứ 2 bao gồm: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia; việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào DTTS, miền núi; việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trả lời chính phần chất vấn. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công an, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn

Trong phiên chất vấn, các đại biểu đã đặt câu hỏi cho nhiều vấn đề đang nổi cộm hiện nay trong lĩnh vực TT&TT như: Tình hình tội phạm công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia; sự đồng bộ trong việc xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, nhất là cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; giải pháp ngăn chặn tác hại thông tin xấu độc trên không gian mạng; giải pháp gì để thúc đẩy xây dựng nền tảng số, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?...

Đại biểu Lý Thị Lan (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang) nêu thực trạng hiện nay việc phát triển hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ, nhất là đối với các tỉnh miền núi, biên giới, các doanh nghiệp viễn thông chưa phát triển hạ tầng viễn thông tại khu vực này do chưa bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết chỉ đạo của Bộ về các chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông tại khu vực miền núi, biên giới, vùng lõm đối với các tập đoàn viễn thông qua Quỹ Viễn thông công ích đã và đang triển khai như thế nào, dự kiến bao giờ hoàn thành phủ sóng di động đến thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới?

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn

Trả lời đại biểu Lý Thị Lan về hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin cho miền núi và các chính sách hỗ trợ Quỹ Viễn thông công ích, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Quỹ Viễn thông công ích là quỹ ngoài ngân sách, do các doanh nghiệp viễn thông đóng góp để thực hiện nhiệm vụ phủ sóng những vùng khó khăn, hỗ trợ cho người dân để sử dụng dịch vụ viễn thông và dịch vụ Internet hàng tháng.

Tranh luận tại Phiên chất vấn, đại biểu Lý Thị Lan cho biết, Bộ trưởng đã có những chính sách quan tâm đến phát triển vùng đồng bào miền núi và biên giới. Hiện nay, tỉnh Hà Giang còn có 154 thôn chưa được phủ sóng di động và 1.352 thôn chưa có cáp quang, Internet (chiếm 66,37%) và tỉnh Hà Giang đã có văn bản số 888 của UBND tỉnh ngày 1/4/2022 gửi Bộ TT&TT và có Văn bản số 1749 ngày 26/5/2022 gửi Bộ trưởng Bộ TT&TT đề nghị hỗ trợ hoàn thành chỉ tiêu phát triển hạ tầng số năm 2022. Trong đó, đề nghị Bộ chỉ đạo các tập đoàn viễn thông thực hiện hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông qua Quỹ Viễn thông công ích.

Đây không chỉ là ý kiến riêng của tỉnh Hà Giang, mà còn là nguyện vọng của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, các tỉnh biên giới.

Đại biểu Lý Thị Lan đề nghị Bộ trưởng TT&TT sớm có chỉ đạo thực hiện được việc phủ sóng các vùng phủ sóng hệ thống viễn thông di động qua Quỹ Viễn thông công ích, để đồng bào DTTS, vùng miền núi và biên giới sớm được tiếp cận với các dịch vụ công nghệ thông tin?

Quang cảnh phiên chất vấn
Quang cảnh phiên chất vấn

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã giải trình về 3 vấn đề đại biểu nêu: Tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng hiện nay, những giải pháp đặt ra; tình trạng mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân của giải pháp ngăn chặn, xử lý; kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, trong phiên làm việc buổi sáng đã có 32 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, 13 đại biểu tranh luận. Bộ trưởng Bộ TT&TT đã trả lời và làm rõ nhiều vấn đề. Đầu giờ chiều, Bộ trưởng TT&TT tiếp tục trả lời chất vấn của một số đại biểu.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.