Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa

Hoàng Quý - 19:38, 06/06/2022

Sáng 6/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tóm tắt tờ trình của Chính phủ về Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ

Theo tờ trình của Chính phủ, Dự án Vành đai 4, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư, dự án được xác định có tổng chiều dài khoảng 112,8 km (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Dự án sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP (đối tác công - tư) với sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) dự kiến khoảng 85.813 tỷ đồng.

Trong đó ngân sách trung ương 28.200 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 28.203 tỷ đồng (TP. Hà Nội 23.594 tỷ đồng, Hưng Yên 1.509 tỷ đồng, Bắc Ninh 3.100 tỷ đồng), vốn BOT 29.410 tỷ đồng. Nhằm giải quyết các giao cắt hai bên tuyến, Chính phủ lựa chọn phương án 65% chiều dài đường Vành đai 4 đi trên cao. Còn khoảng 39,13 km (Hà Nội 10,53 km, Hưng Yên 8,4 km, Bắc Ninh 20,2 km) được thiết kế đi thấp để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Về dự án đường Vành đai 3 có tổng chiều dài tuyến là 76,34 km, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh: 47,51 km, Đồng Nai: 11,26 km, Bình Dương: 10,76 km, Long An: 6,81 km. Điểm đầu của dự án là nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), điểm cuối là nút giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đường Vành đai 3 được đầu tư thành đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 80 km/giờ với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m, được phân kỳ đầu tư theo nhu cầu vận tải và sự phát triển đô thị hai bên đường.

Dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ (giai đoạn 1) khoảng 75.378 tỷ đồng được đầu tư bằng ngân sách trung ương và địa phương, trong đó ngân sách trung ương bố trí 38.741 tỷ đồng (TP. Hồ Chí Minh: 24.011 tỷ đồng, Đồng Nai: 1.934 tỷ đồng, Bình Dương: 9.640 tỷ đồng, Long An: 3.156 tỷ đồng). Ngân sách địa phương bố trí 36.637 tỷ đồng (TP. Hồ Chí Minh: 24.011 tỷ đồng, Đồng Nai: 1.934 tỷ đồng, Bình Dương: 9.640 tỷ đồng, Long An: 1.052 tỷ đồng). Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách trung ương bố trí 31.380 tỷ đồng; ngân sách địa phương bố trí 36.637 tỷ đồng.

Chính phủ dự kiến năm 2022, 2023 chuẩn bị dự án; bắt đầu từ quý III/2022 thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quý IV/2023 xây dựng hệ thống đường cao tốc và đường song hành, cơ bản hoàn thành năm 2025, hoàn thành toàn bộ vào năm 2026, quyết toán năm 2027.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.