Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Ngọc Chí - 18:28, 07/11/2024

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, qua đó từng bước nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giảm thiểu được tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ trong vùng đồng bào DTTS
Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho phụ nữ trong vùng đồng bào DTTS

Qua đó, để thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã kịp thời phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động; kịp thời cung cấp các thông tin cho các đối tượng là phụ nữ trong vùng đồng bào DTTS được tiếp cận các thông tin, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, các dịch vụ phúc lợi xã hội, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của phụ nữ; bảo vệ phụ nữ, phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục; phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống....

Cụ thể, đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nội dung, như: 2 mô hình Câu lạc bộ “tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới” tại xã Đăk Pék, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei; tổ chức 1 hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng làm cộng tác viên tại thôn, làng tham gia thực hiện hoạt động bình đẳng giới, cán bộ cơ sở xã; tổ chức 04 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật xã, thôn làm công tác phụ nữ, gia đình và trẻ em các cấp ở vùng đồng bào DTTS; tổ chức các hội thi tìm hiểu chính sách pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh các Trường Phổ thông DTNT trên địa bàn tỉnh.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Ngoài ra, để nâng tầm quan trọng, vai trò của Người uy tín trong đồng bào DTTS, phát huy công tác tuyên truyền vận động, trên các tiêu chí lựa chọn, năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các đơn vị tham mưu UBND tỉnh, phê duyệt 634 Người có uy tín, trong đó có 45 Người có uy tín là phụ nữ.

Với việc triển khai đồng bộ nhiều hoạt động thiết thực, đã góp phần thực hiện tốt các chính sách liên quan đến quyền của phụ nữ và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. 

Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố tính từ ngày 01/01/2024 đến 31/6/2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tổng số cặp kết hôn kể cả sống chung với nhau như vợ chồng là 1.872 cặp. Trong đó, đủ tuổi 1.825 cặp; có 28 trường hợp tảo hôn vợ hoặc chồng chiếm 1,5%, giảm 54 trường hợp so với năm 2023; có 19 cặp tảo hôn cả vợ cả chồng chiếm 1%, giảm 7 cặp so với năm 2023; có 119 trường hợp số phụ nữ DTTS sinh con dưới 18 tuổi, giảm 68 trường hợp so với năm 2023; không có trường hợp kết hôn cận huyết thống.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.