Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kon Tum: Phạt 119 tháng tù giam nhóm đối tượng phá rừng tại huyện Đăk Hà

Ngọc Chí - 04:12, 31/08/2024

Ngày 30/8, tại Nhà văn hóa xã Đăk Long, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Vi phạm các quy định về khai thác, quản lý rừng và lâm sản” đối với bị cáo Phạm Văn Nhuệ và các đồng phạm là A Tuyếng, Nguyễn Mười, Nguyễn Văn Vụy và A Nghiệp.

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Đăk Hà, từ tháng 10/2023 đến đầu tháng 1/2024, bị cáo Phạm Văn Nhuệ (trú tổ dân phố 3, thị trấn Đăk Hà) thuê A Tuyếng, Nguyễn Mười (trú thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long), Nguyễn Văn Vụy (trú tổ dân phố 3, thị trấn Đăk Hà) đến Tiểu khu 324A thuộc thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà phụ giúp Nhuệ khai thác gỗ trái phép, với tổng khối lượng khai thác là 30,162m3 gỗ tròn.

Ngoài ra, Phạm Văn Nhuệ còn thuê A Nghiệp (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô) lên rừng phụ Nhuệ, A Tuyếng khai thác gỗ và san lấp, sửa đường đoạn đi đến Tiểu khu 324A nhằm mục đích để thuận tiện trong việc vận chuyển gỗ sau khi khai thác trái phép.

Tháng 1/2024, Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Hà phối hợp với Công an huyện và UBND xã Đăk Long kiểm tra, phát hiện tại Tiểu khu 324A (thuộc xã Đăk Long) xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác và tàng trữ lâm sản trái phép trên diện tích rừng được giao cho 6 hộ dân thôn Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long quản lý, bảo vệ.

Quang cảnh phiên tòa
Quang cảnh phiên tòa

Ngày 13/01/2024, A Tuyếng, Nguyễn Mười, Nguyễn Văn Vụy và A Nghiệp bị Cơ quan điều tra Công an huyện Đăk Hà triệu tập đến làm việc. Tại Cơ quan điều tra, A Tuyếng, Nguyễn Mười, Nguyễn Văn Vụy và A Nghiệp đã khai nhận toàn bộ hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Đến ngày 21/01/2024, Phạm Văn Nhuệ đến Cơ quan điều tra Công an huyện Đăk Hà đầu thú và khai nhận về hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

Quá trình điều tra, các đối tượng liên quan đến vụ phá rừng đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm. Căn cứ vào kết quả điều tra, các bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum truy tố về tội "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" quy định tại khoản 2 Điều 232 Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo đã trung thực khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm pháp luật và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Qua xem xét hành vi, tính chất, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử quyết định phạt các bị cáo: Phạm Văn Nhuệ 33 tháng tù giam, A Tuyếng 27 tháng tù giam, Nguyễn Mười 25 tháng tù giam, Nguyễn Văn Vụy 20 tháng tù giam, A Nghiệp 14 tháng tù giam. Tòa tuyên buộc bị cáo Phạm Văn Nhuệ nộp khắc phục số tiền hơn 32 triệu đồng còn lại (các bị cáo đã nộp khắc phục 55 triệu đồng). Hội đồng xét xử tịch thu các vật chứng gồm 1 xe độ chế, xe mô tô, 182 hộp gỗ xẻ…

Việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm công khai bảo đảm sự giám sát của Nhân dân, của công luận đối với hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm chức năng giáo dục của xét xử và tăng cường trách nhiệm của cơ quan xét xử trước pháp luật. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng và lâm sản trong vùng đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Ban Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh: Đối thoại để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và sức chiến đấu ở cơ sở

Ban Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh: Đối thoại để có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và sức chiến đấu ở cơ sở

Nhằm tạo cơ hội để cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã, phường, thị trấn bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đề xuất các giải pháp hiệu quả công tác và chiến đấu ở cơ sở. Chiều 20/9, Công an TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Ban Thường vụ Đảng ủy – Ban Giám đốc Công an thành phố với CBCS Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2024.