Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Ngọc Chí - 05:42, 29/03/2024

Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?

Những cánh rừng bị chặt, đốt tan hoang
Những cánh rừng bị chặt, đốt tan hoang

Có mặt tại khoảnh 9, tiểu khu 325, xã Đăk Pxi, phóng viên ghi nhận hàng ngàn cây rừng bị chặt hạ, đốt cháy nham nhở. Nhiều cây rừng có đường kính hơn 50cm cũng bị cưa hạ không thương tiếc. Với diện tích ước khoảng trên 10 ha.

Những gốc cây bị chặt hạ với dấu vết còn mới
Những gốc cây bị chặt hạ với dấu vết còn mới
Cây rừng bị đốt cháy nằm ngỗn ngang
Cây rừng bị đốt cháy nằm ngỗn ngang

Thực trạng phát, đốt rừng ở xã Đăk Pxi là vậy, nhưng ngày 27/3/2024, UBND huyện Đăk Hà có Báo cáo số 250 gửi Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Hà báo cáo Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh về tình trạng phát, đốt rừng làm nương rẫy tại xã Đăk Pxi lại theo chiều hướng ngược lại. Theo báo cáo thì vẫn còn xảy ra tình trạng người dân thu dọn nương rẫy, đồng ruộng, đốt xử lý thực bì khi địa bàn có quy định cấm; đơn vị chủ rừng đốt dọn thực bì nhưng không thông báo đến cơ quan chức năng và chính quyền địa phương biết, theo dõi… Trong báo cáo không đề cập đến tình trạng phát, đốt rừng làm nương rẫy đang diễn ra.

Báo cáo của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng
Báo cáo của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng

Cũng ngay trong ngày 27/3/2024, Thường trực Huyện ủy Đăk Hà đã đi kiểm tra thực tế và sau đó có Công văn số 1904 yêu cầu UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo điều tra, xác minh, xử lý nghiêm vụ phá rừng tại khoảnh 9, tiểu khu 325, xã Đăk Pxi.

Trong Công văn Huyện ủy Đăk Hà khẳng định: Qua xem Báo cáo số 250 của UBND huyện thì báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh về tình trạng phát, đốt rừng làm nương rẫy tại xã Đăk Pxi của UBND huyện không chính xác, chưa đúng với tình hình thực tế khi đi kiểm tra. Đồng thời, đề nghị UBND huyện khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng có liên quan (Công an huyện, Hạt kiểm lâm huyện, UBND xã Đăk Pxi) điều tra, xác minh, làm rõ diện tích rừng bị chặt phá, số lượng, chủng loại cây bị chặt hạ…, xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ phá rừng làm nương rẫy theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp. 

Tỉnh Kon Tum đang quyết tâm bảo vệ rừng, nhưng ở xã Đăk Pxi thì ngược lại
Tỉnh Kon Tum đang quyết tâm bảo vệ rừng, nhưng ở xã Đăk Pxi thì ngược lại

Xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà hiện có hơn 25.150 ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm hơn 94% diện tích tự nhiên toàn xã). Trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng là tổ chức hơn 15.317 ha; giao cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý hơn 6.587 ha; diện tích còn lại chưa giao hiện do UBND xã đang tạm quản lý hơn 3.248 ha.

Tỉnh Kon Tum đang tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng. Thế nhưng, với việc để người dân phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên như hiện nay thì liệu rằng chính quyền xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà có thực sự quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ rừng theo chủ trương của tỉnh…!?

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.