Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Người dân hoang mang, lo lắng vì trong 1 ngày xảy ra 14 trận động đất

Ngọc Chí - 16:33, 29/07/2024

Trong ngày 28/7, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) đã phát đi liên tục 14 bản tin động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Các trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 5.0, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1-10km. Trong đó, trận động đất vào lúc 11 giờ 35 phút có độ lớn 5.0 độ được đánh giá độ rủi ro thiên tai cấp 2 và gây rung chấn mạnh ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung.

Điểm trường THCS ở xã Đăk Ring, huyện Kon Plông xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn sau trận động đất có độ lớn 5.0
Điểm trường THCS ở xã Đăk Ring, huyện Kon Plông xuất hiện nhiều vết rạn nứt lớn sau trận động đất có độ lớn 5.0

Theo thống kê ban đầu của UBND huyện Kon Plông, trận động đất có độ lớn 5.0 xảy ra trưa ngày 28/7 đã gây nứt một số công trình trường học, trạm y tế, trụ sở Công an xã trên địa bàn huyện. Kết quả rà soát ban đầu của địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người sau các trận động đất.

Cụ thể, điểm Trường THCS và Trạm Y tế xã Đăk Ring bị rạn nứt; trong đó, Trường THCS được xây dựng năm 2012, Trạm y tế xây dựng năm 2013. Ngoài ra, điểm trường mầm non, phòng làm việc Công an xã Đăk Nên xuất hiện vết rạn nứt nhỏ sau các trận động đất.

Người dân xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông hoang mang, lo lắng vì động đất liên tục xảy ra và cường độ ngày một tăng
Người dân xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông hoang mang, lo lắng vì động đất liên tục xảy ra và cường độ ngày một tăng

UBND huyện Kon Plông đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự khẩn trương xuống địa bàn nắm tình hình, đánh giá thiệt hại nhà cửa, tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị để có phương án xử lý, khắc phục kịp thời thiệt hại do động đất gây ra. Huyện Kon Plông cũng chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai biện pháp ứng phó với động đất, nắm bắt tư tưởng, động viên Nhân dân tiếp tục lao động, sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Bay - Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, cho biết: Qua kiểm tra, hiện chưa có thiệt hại lớn về cơ sở vật chất và con người. Nhưng nhìn chung là người dân có tâm lý hoang mang, lo lắng.  

Từ năm 2021 đến nay, người dân trên địa bàn huyện Kon Plông đã hứng chịu hàng trăm trận động đất. Tâm chấn của những trận động đất chủ yếu nằm ở các xã Đăk Tăng, Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem, huyện Kon Plông, nơi đây chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống và có hồ chứa của thủy điện Thượng Kon Tum. Những trận động đất xảy ra liên tiếp và cường độ ngày càng lớn đã làm người dân hoang mang, lo lắng.

Từ năm 2021 đến nay, người dân ở huyện Kon Plông hứng chịu hàng trăm trận động đất
Từ năm 2021 đến nay, người dân ở huyện Kon Plông hứng chịu hàng trăm trận động đất

Chị Y Thành (dân tộc Xơ Đăng), thôn Vi Xây, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông chia sẻ: Trước đây, không có động đất, từ năm 2021 đến nay, động đất liên tục, bản thân rất lo lắng, kể cả khi đi ngủ, đi làm cũng lo. Trận động đất trưa ngày 28/7 rất mạnh, làm rung lắc nhà cửa, cả nhà rất hoảng sợ.

Theo Viện Vật lý địa cầu, qua quan trắc, nguyên nhân của hiện tượng động đất ở khu vực huyện Kon Plông liên quan đến động đất kích thích do hồ chứa. Việc phát sinh động đất kích thích hồ chứa phụ thuộc vào hoạt động địa chất kiến tạo, thể tích hồ chứa, độ cao, tốc độ và tần suất tích nước. Theo dự báo, động đất ở Kon Tum vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, cần triển khai ngay các nghiên cứu chi tiết hơn để đánh giá hoạt động động đất ở khu vực này.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.