Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Mưa lũ, động đất gây thiệt hại nặng nề

Cát Tường - 16:16, 12/07/2022

Ngày 12/7, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, mưa lũ và các trận động đất đã gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế địa phương trong những năm qua. Trong năm 2021 thiệt hại về người và tài sản, ước tính thiệt hại khoảng 126 tỉ đồng, đầu năm 2022 đến nay mưa lớn, lũ, gió lốc, giông sét làm 3 người chết, 8 nhà ở bị tốc mái, 4 trường học bị ảnh hưởng.

Kè taluy âm Km122+420 Quốc lộ 24 đoạn đèo Măng Đen bị sụt lún gần 20m
Kè taluy âm Km122+420 Quốc lộ 24 đoạn đèo Măng Đen bị sụt lún gần 20m

Theo đó, năm 2021 do ảnh hưởng bão số 5, số 6 và mưa lũ đã làm thiệt hại về người và tài sản, ước tính thiệt hại khoảng 126 tỉ đồng. Năm 2022, mưa lớn, lũ, gió lốc, giông sét làm 3 người chết, 8 nhà ở bị tốc mái, 4 trường học bị ảnh hưởng. Đơn vị huy động lực lượng, nguồn lực để tập trung khắc phục kịp thời, sớm ổn định cuộc sống của người dân, nhất là nhà ở, cầu, công trình thủy lợi, các tuyến giao thông bị sạt lở.

Cân đối nguồn lực của địa phương và nguồn hỗ trợ của Trung ương 30 tỉ đồng tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt, ổn định định cuộc sống người dân vùng thiên tai.

Từ năm 2021 đến nay, Kon Tum ghi nhận 169 trận động đất có độ lớn trên 2,5 độ richter xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông. Đặc biệt, trận động đất mạnh nhất vào lúc 12h54 ngày 18.4.2022, có độ lớn 4,5 độ richter xảy ra khu vực huyện Kon Plông.

Mặc dù đến nay chưa ghi nhận thiệt hại về người, công trình cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, các rung động địa chấn do động đất đã gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho một số người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực.

Tỉnh Kon Tum kiến nghị Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, có chương trình bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn.

Để chủ động phòng, chống thiên tai, tỉnh đã ban hành các kế hoạch phòng chống thiên tai sát với thực tiễn, tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thủy điện; thực hiện phương châm "4 tại chỗ", lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Thời gian tới, để giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, UBND tỉnh Kon Tum cũng cần trang bị điện thoại vệ tinh để ứng phó việc bị chia cắt khi thiên tai xảy ra, đánh dấu thêm những khu vực xung yếu cũng như các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trọng điểm./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.