Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Hội nghị hợp tác giữa các huyện biên giới Việt Nam - Lào

Ngọc Chí - 05:03, 24/11/2023

Ngày 23/11, UBND huyện Đăk Glei đã tổ chức Hội nghị phối hợp bảo vệ an ninh biên giới và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội lần thứ XVIII giữa huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) với huyện Xản Xay, tỉnh Attapư và huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).

3 huyện Ký kết Biên bản hợp tác trong thời gian tới
3 huyện Ký kết Biên bản hợp tác trong thời gian tới

Phát biểu tại Hội nghị, ông Thái Văn Tưởng- Bí thư Huyện ủy Đăk Glei khẳng định: Hội nghị phối hợp bảo vệ an ninh biên giới và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội lần thứ XVIII có ý nghĩa rất quan trọng. Hội nghị có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Biên bản đã ký kết trong một năm qua, những nội dung đã thực hiện, những nội dung chưa triển khai thực hiện, để trên cơ sở đó cùng nhau đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, kế hoạch quan hệ hợp tác trong từng lĩnh vực cụ thể và trên sự thống nhất cao của mỗi bên để tổ chức triển khai trong năm tới đạt hiệu quả cao nhất.

Tại hội nghị, 3 huyện đã thông qua báo cáo kết quả tổ chức thực hiện nội dung Biên bản lần thứ XVII ký ngày 19/10/2022 tại huyện Xản Xay, tỉnh Attapư. Theo đó, thời gian qua, chính quyền 3 huyện đã giữ vững mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, phát huy những kết quả tốt đẹp, góp phần mang lại lợi ích phát triển kinh tế - xã hội cho Nhân dân hai nước Việt Nam và Lào.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Đặc biệt, Nhân dân ở khu vực biên giới có cuộc sống ngày càng ổn định; không có tình trạng người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới giữa huyện Đăk Glei với các huyện của nước bạn Lào; không có trường hợp công dân địa phương vi phạm pháp luật nước ngoài và công dân nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó, 3 huyện thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm tra, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đường biên cột mốc; làm tốt công tác phối hợp thông tin, tạo điều kiện cho lực lượng tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong các thời kỳ chiến tranh theo Kế hoạch của Chính phủ hai nước.

Huyện Đăk Glei (Kon Tum) trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình hữu nghị cho huyện Xản Xay (Attapư)
Huyện Đăk Glei (Kon Tum) trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình hữu nghị cho huyện Xản Xay (Attapư)

Qua trao đổi, thảo luận, 3 huyện ký kết các nội dung hợp tác trong thời gian tới. Trong đó, tiếp tục xây dựng và nâng cao quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 3 huyện ngày càng đạt kết quả tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho Nhân dân khu vực biên giới; tạo điều kiện thuận lợi trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa; trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Đại biểu 3 huyện tham gia lưu văn hóa, văn nghệ
Đại biểu 3 huyện tham gia lưu văn hóa, văn nghệ

Nhân dịp này, huyện Đăk Glei trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình hữu nghị cho huyện Xản Xay, trị giá 585 triệu đồng; trao 20 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho trẻ em khó khăn huyện Đăk Chưng, huyện Xản Xay. Các bên thống nhất tổ chức hội nghị hợp tác lần thứ XIX tại huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào vào năm 2024 theo thời gian phù hợp.

Cũng trong dịp này, đại biểu 3 huyện đã tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và thể thao với chủ đề “ Nghĩa tình sắt son - Đời đời bền vững”. 

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.