Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Hiểm họa rình rập từ những cây cầu treo dân sinh

Phạm Nguyên - 07:55, 25/10/2024

Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.

Kon Tum có địa hình đồi núi dốc và nhiều sông, suối nên để phục vụ việc đi lại sản xuất, người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thường góp tiền, góp sức làm tạm cây cầu treo bắc qua sông, suối. Những chiếc cầu treo này chủ yếu được được làm từ tre, gỗ ván kết nối bằng sợi dây thép.

Hiện nay, địa phương có nhiều cầu treo hư hỏng nhất là huyện Đăk Glei và huyện Đăk Tô. Trong đó, huyện Đăk Glei có 76 cầu treo thì có đến 16 cầu trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng; huyện Đăk Tô có 17 cầu treo thì có 5 cầu không đảm bảo an toàn.

Cầu treo bắc qua suối Đăk Rơ Nga ở thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô được người dân làm tạm đi lại bếp bênh, nguy hiểm
Cầu treo bắc qua suối Đăk Rơ Nga ở thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô được người dân làm tạm đi lại bếp bênh, nguy hiểm

Điển hình như cây cầu treo tạm bắc qua suối Đăk Rơ Nga, thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô là lối duy nhất để người dân (chủ yếu là đồng bào DTTS) vượt suối Đăk Rơ Nga đến khu sản xuất rộng hơn 70ha suốt nhiều năm qua. Chiếc cầu treo dài hơn 30m, được dựng tạm bằng tre, nứa và cây gỗ nhỏ. Thân cầu thấp, mặt cầu chỉ cao hơn mặt nước khoảng 1m, có đoạn còn võng xuống sát mặt nước. Nguyên nhân do là cọc gỗ lún không chịu được sức tải của người và hàng hóa.

Ông A Giáo (dân tộc Xơ Đăng), thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô cho biết: Cây cầu này chỉ đi được xe máy, vận chuyển nông sản vào mùa khô và hằng năm bà con đều phải làm lại. Mỗi khi trời mưa nước suối dâng lên, chảy mạnh thì hầu như không ai dám đi. Người dân mong mỏi chính quyền hỗ trợ làm cầu mới để thuận lợi phát triển kinh tế, việc đi lại, giao thương với bên ngoài cũng dễ dàng hơn.

Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép và 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng
Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép và 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng

Tương tự, cây cầu treo nối thôn 5, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô nối với khu sản xuất bên kia suối Đăk Rnghe cũng đã xuống cấp, hư hỏng từ vài năm trước. Tuy nhiên, cầu chưa được sửa nên khi đi canh tác, sản xuất, người dân thôn 5 phải lội suối. Nhiều thời điểm mưa lũ dâng cao, người dân buộc phải ở nhà, dừng công việc nương rẫy. Việc cầu xuống cấp, hư hỏng đã gây ảnh hưởng đến đời sống, cũng như việc phát triển kinh tế của thôn.

Ông A Nhanh (dân tộc Xơ Đăng), thôn 5, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô chia sẻ: Cầu treo hỏng rồi, chỉ vượt suối mùa khô vận chuyển bao sắn, bao phân bón qua lại thôi. Chở nhiều không được nên phải chở nhiều lần, rất tốn chi phí và công vận chuyển. Cầu hỏng nên mỗi khi mưa lớn đành ngồi nhìn và chờ nước rút.

Ngầm tràn thôn Kô Chất, xã Măng Bút, huyện Kon Plông mùa khô nhưng các phương tiện qua lại rất khó khăn
Ngầm tràn thôn Kô Chất, xã Măng Bút, huyện Kon Plông mùa khô nhưng các phương tiện qua lại rất khó khăn

Không chỉ có cầu treo, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn nhiều ngầm tràn, cầu tràn qua các sông, suối nhỏ rất khó khăn trong đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và cống tràn. Trong số đó, có hàng chục ngầm tràn được làm bằng rọ đá phục vụ việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân nhưng việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm. Minh chứng như, địa bàn huyện Tu Mơ Rông và huyện Kon Plông là 2 địa phương có ngầm tràn bằng rọ đá nhiều nhất, thời gian qua, cũng đã có nhiều người bị nước lũ cuốn trôi khi qua lại các ngầm tràn này.

Chị Y Na, làng Pa Tu 2, xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông cho hay: Năm 2022 tại ngầm Đăk Bông, đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh có 2 người ở xã Măng Bút, huyện Kon Plông đi qua trong lúc mưa bão bị lũ cuốn trôi, nhưng may mắn được người dân cứu kịp thời. Mùa mưa thì việc qua lại ngầm tràn này rất nguy hiểm.

Mùa khô nhưng người dân cũng rất vất vả khi qua lại các ngầm tràn trên đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
Người dân rất vất vả khi qua lại các ngầm tràn trên đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh

Các cầu treo và cầu tràn, ngầm tràn chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, phục vụ cho đồng bào DTTS đi sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy, chính quyền và người dân mong muốn các cấp, ngành quan tâm, sớm bố trí vốn đầu tư xây dựng cầu treo và những cây cầu bê tông qua những ngầm tràn để bảo đảm an toàn và thuận tiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ông Vũ Văn Thuần, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện nay số lượng cầu tạm, ngầm tràn, cầu treo dân sinh trên địa bàn tỉnh còn nhiều. Nhưng do nguồn kinh phí eo hẹo nên tỉnh chưa thể bố trí xây dựng hết.

Vì vậy, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát và ưu tiên xây dựng cầu kiên cố tại các vị trí trọng điểm, xung yếu khi có nguồn vốn. Phương án tạm thời là bố trí người trực gác, hướng dẫn người điều khiển phương tiện, khi thấy dấu hiệu không đảm bảo an toàn, thì cương quyết không để phương tiện qua lại.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.