Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Bố trí khoảng 370 tỷ đồng/năm để thực hiện các chính sách dành cho học sinh DTTS

Ngọc Chí - 14:49, 25/04/2025

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng đồng bào DTTS đến trường học tập, hằng năm tỉnh Kon Tum bố trí kinh phí khoảng 370 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ dành cho học sinh DTTS.

Với nhiều chính sách hỗ trợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh DTTS đến trường học tập
Với nhiều chính sách hỗ trợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh DTTS đến trường học tập

Bên cạnh việc củng cố nâng cao hiệu quả hệ thống trường nội trú, bán trú, trường học vùng đồng bào DTTS, hằng năm, ngân sách tỉnh Kon Tum đã bố trí kinh phí khoảng 370 tỷ đồng để thực hiện các chính sách dành cho học sinh DTTS, vùng khó khăn. Bao gồm học bổng cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 5 tuổi; hỗ trợ học bổng cho học viên người DTTS học nghề…

Đồng thời, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum còn huy động nhiều nguồn lực xã hội để cùng chung tay chăm sóc các em học sinh DTTS; các nhà trường nhận đỡ đầu chăm lo cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Các em học sinh DTTS ở huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum được bố trí ăn trưa tại trường để đảm bảo việc học tập cả ngày
Các em học sinh DTTS ở huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum được bố trí ăn trưa tại trường để đảm bảo việc học tập cả ngày

Các chính sách hỗ trợ nhằm huy động tối đa học sinh DTTS đến tuổi được huy động ra lớp, duy trì chuyên cần, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí cho người dân vùng đồng bào DTTS. Việc tổ chức thực hiện các chính sách này cùng với sự chủ động tham gia của người dân và sự chung tay chăm lo của các lực lượng trong xã hội, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp thời gian qua đều tăng; tỷ lệ học sinh chuyên cần bảo đảm; chất lượng học sinh tốt nghiệp THPT trong 3 năm gần đây đều đạt 100%.

Bà Phạm Thị Trung - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, cho biết: Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS có chuyển biến tích cực, một số mục tiêu như: Tỷ lệ trẻ DTTS dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, tỷ lệ trẻ DTTS 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ trẻ DTTS 5 tuổi đi học mẫu giáo, tỷ lệ trẻ DTTS 5 đến 6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào lớp 1 đạt và vượt mục tiêu; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS, THPT có học lực từ trung bình trở lên tăng so với năm học trước; tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp THPT tăng vượt chỉ tiêu kế hoạch. 

Đặc biệt, tỷ lệ học sinh DTTS tốt nghiệp THPT tham gia học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp hoặc đào tạo nghề đạt tăng từ 38,2% lên hơn 50%.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Với trợ lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã và đang tạo điều kiện cho nông dân, đồng bào DTTS phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ đó, tạo ra sản phẩm nông sản chất lượng cao theo hướng hàng hóa và có thương hiệu, được khách hàng tìm đến và đặt mua.