Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Bàn giao công trình “Ánh sáng vùng biên” cho xã Đăk Plô

Ngọc Chí - 10:01, 14/01/2025

Ngày 13/1, Đồn Biên phòng Đăk Plô, Bộ đội Biên phòng Kon Tum phối hợp với UBND xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum tổ chức khánh thành, bàn giao công trình “Ánh sáng vùng biên” cho Nhân dân xã Đăk Plô.

Công trình "Ánh sáng vùng biên" gồm 70 đèn chiếu sáng, với chiều dài 7km dọc các tuyến đường trên địa bàn xã biên giới Đăk Plô. Tổng kinh phí xây dựng công trình gần 250 triệu đồng, do nhóm “Từ biên cương tới đảo xa" tài trợ. Ngoài ra, đoàn viên, thanh niên xã Đăk Plô đóng góp ngày công xây dựng.

Đại diện các đơn vị bàn giao công trình “Ánh sáng vùng biên” cho Nhân dân xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei
Đại diện các đơn vị bàn giao công trình “Ánh sáng vùng biên” cho Nhân dân xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei

Ông Lê Văn Vinh - Chủ tịch UBND xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei cho biết: Xã có 453 hộ, gần 100% là đồng bào Gié Triêng sinh sống. Công trình "Ánh sáng vùng biên" được đưa vào sử dụng tại khu dân cư tạo nên nét đẹp văn hóa, văn minh, làm thay đổi diện mạo nông thôn của xã. Sự hiện diện của ánh điện trên những con đường làng đã góp phần cải thiện điều kiện sinh sống, sinh hoạt cộng đồng, bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ thôn bản của bà con nơi đây và giúp bà con yên tâm định canh, định cư, ổn định sản xuất.

Nhân dịp này, nhóm “Từ biên cương tới đảo xa” đã trao tặng 20 suất quà, mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, cho 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...