Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kon Tum: 104 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung kém hiệu quả

Ngọc Chí - 22:06, 16/08/2024

Theo báo cáo giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Kon Tum, từ năm 2016 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã đầu tư xây dựng 312 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở 70/86 xã; trong đó, 104 công trình kém hiệu quả và 28 công trình dừng hoạt động.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum, hiện có 77 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động bền vững
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum, hiện có 77 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hoạt động bền vững

Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ triển khai xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung là hơn 216 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư hơn 195 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 21 tỷ đồng. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện có 77 công trình hoạt động bền vững (24,68%), 103 công trình tương đối bền vững (33,01%), 104 công trình kém hiệu quả (33,33%), 28 công trình dừng hoạt động (8,97%). 

Đáng chú ý, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung do các đơn vị sự nghiệp công lập quản lý đều có hệ thống xử lý nước sạch hoàn chỉnh, công nghệ tương đối hiện đại, công tác kiểm nghiệm chất lượng nước được thực hiện theo quy định.

Đến nay, toàn tỉnh có 70/86 xã được đầu tư xây dựng các cấp nước sinh hoạt tập trung, đạt tỷ lệ 81,4%. Tổng số hộ được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85.870 hộ; hộ gia đình sử dụng cấp nước sinh hoạt tập trung là 28.000 hộ; hộ gia đình sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ là 57.870 hộ, đạt tỷ lệ 91,1%, trong đó tổng số hộ nghèo được sử dụng nước hợp vệ sinh là 11.136 hộ, đạt tỷ lệ 82,4%. Hiện vẫn còn 16/86 xã chưa có cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng số hộ chưa được cấp nước hợp vệ sinh là 8.413 hộ, chiếm tỷ lệ 8,9%.

Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung chủ yếu được đầu tư ở vùng đồng bào DTTS
Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung chủ yếu được đầu tư ở vùng đồng bào DTTS

Bên cạnh kết quả đạt được, việc cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Đó là, một số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) hiện tại đã hư hỏng, xuống cấp, không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả nhưng chưa được xử lý theo quy định của pháp lý về quản lý tài sản công. Kinh phí bảo trì hằng năm không được bố trí hoặc bố trí rất ít, không đủ để duy tu, sửa chữa...

Để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan, địa phương có liên quan cần rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhất là các công trình được đầu tư từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần thực hiện đúng quy định về công tác khảo sát, thiết kế, lấy ý kiến tham vấn cộng đồng, người dân; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, thống nhất lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân trong việc sử dụng tài nguyên nước có hiệu quả; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, bảo vệ tài sản, bảo vệ nguồn nước mặt; tăng cường nạo vét đập đầu mối, đường dẫn nước. Hằng năm bố trí, hỗ trợ kinh phí bảo trì các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG, nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội để mở rộng đấu nối, trang bị bồn chứa nước, đầu tư thêm đường ống dẫn nước từ sau đồng hồ nước đến bồn chứa của mỗi hộ gia đình, tạo điều kiện để người dân sử dụng nước có hiệu quả.          

Tin cùng chuyên mục
Khắc phục hậu quả mưa lũ ở Lào Cai: Ưu tiên giải quyết nhà ở cho người dân

Khắc phục hậu quả mưa lũ ở Lào Cai: Ưu tiên giải quyết nhà ở cho người dân

Ảnh hưởng của mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai; hàng nghìn người dân rơi vào cảnh màn trời chiếu đất do nhà ở bị sập đổ, ngập lụt. Tại cuộc họp bàn phương án khắc phục thiệt hại sau bão số 3, ổn định đời sống người dân và thúc đẩy các giải pháp khôi phục phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề nhà ở cho người dân vùng lũ được quan tâm hàng đầu.