Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để phát triển tại Việt Nam

PV - 17:58, 12/07/2018

Sáng 12-7 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức Hội thảo có chủ đề “Kinh tế chia sẻ: Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam.”

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh sự phát triển nhanh chóng của công nghệ-thông tin tạo điều kiện cho mô hình kinh tế chia sẻ đang có nhiều bước đột phá tại môi trường kinh doanh trên toàn cầu. Tại Việt Nam, kinh tế chia sẻ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Chính phủ đã thống nhất xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức xây dựng Đề án, bảo đảm tính khoa học, khả thi, đúng hướng để phát triển nền kinh tế chia sẻ bền vững tại Việt Nam.

kinh tế chia sẻ Quang cảnh Hội thảo.

Bà Rebecca Bryant, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, cho biết Việt Nam đang có cơ hội thu lợi nhuận, hưởng lợi từ xu hướng kinh tế chia sẻ; khẳng định Chính phủ Australia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý mô hình kinh tế chia sẻ để giúp Việt Nam theo kịp với xu thế phát triển kinh tế chia sẻ của thế giới, tận dụng lợi thế của kinh tế chia sẻ để phát triển nền kinh tế.

kinh tế chia sẻ Các đại biểu tham gia tọa đàm trong khuôn khổ Hội thảo.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đang có dấu hiệu chững lại, kinh tế chia sẻ vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này với  sự nở rộ của dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ. Theo khảo sát, cứ 4 người Việt Nam được hỏi thì có 3 người cho biết họ thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này và 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ theo mô hình kinh tế chia sẻ. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh lấy thí dụ sự phát triển nhanh chóng thời gian qua của dịch vụ vận tải trực tuyến (Grab) đang được thí điểm tại một số thành phố lớn, dịch vụ chia sẻ phòng (Airbnb, Booking, Agoda), dịch vụ du lịch (Triip.me), dịch vụ sửa chữa điện tử, điện lạnh, xây dựng (Rada)...

Trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên gia kinh tế Việt Nam và Australia đã trình bày các tham luận, tham gia phiên tọa đàm nhằm nêu bật xu hướng kinh tế chia sẻ toàn cầu, cơ hội và thách thức của kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, dự báo kinh tế số tại Việt Nam cũng như đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng quản lý tốt hoạt động kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và khai thác tối đa tiềm năng của mô hình này, qua đó giúp nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

THEO QĐND

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.