Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Thạch Giám

PV - 10:56, 15/05/2019

Xã Thạch Giám, huyện Tương Dương là xã miền núi đầu tiên của Nghệ An về đích nông thôn mới (NTM). Để đạt được kết quả đó phải kể đến tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của bà con đồng bào các dân tộc và sự phối hợp có hiệu quả giữa chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và người dân.

Người dân bản Phòng, xã Thạch Giám trồng dưa sạch, cho thu nhập cao. Người dân bản Phòng, xã Thạch Giám trồng dưa sạch, cho thu nhập cao.

Chú trọng tuyên truyền, vận động

Trở lại Thạch Giám huyện miền núi Tương Dương lần này, chứng kiến nhiều đổi thay. Những con đường gập ghềnh lầy lội dẫn vào các bản làng nay đã được bê tông hóa, những đồi núi trọc ngày xưa giờ đây đã được phủ xanh một màu xanh ngút ngàn của cây keo, cây tràm, trên triền khe suối thấp thoáng những trang trại chăn nuôi trâu bò, dê…, tất cả thể hiện sức sống mới của Thạch Giám.

Anh Vang Văn Phi, Trưởng bản Phòng, chia sẻ: Khi có chủ trương xây dựng NTM, ai cũng nghĩ xây dựng NTM là của cấp trên, của Nhà nước nên nhiều người không quan tâm. Thế nhưng khi địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, bà con hiểu rõ xây dựng NTM trước hết là mình được hưởng lợi, nên mỗi người dân đều phải có trách nhiệm. Khi người dân đã đồng thuận thì việc triển khai rất thuận lợi, nhất là việc làm đường giao thông nông thôn. Bà con sẵn sàng đóng góp tiền mua cát, sỏi, bỏ ngày công làm đường, còn tự nguyện chặt cây, tháo dỡ hàng rào, hiến đất mở rộng nền đường...

Theo Chủ tịch xã Thạch Giám- Vang Chuyên, trong quá trình xây dựng NTM, địa phương chọn những tiêu chí dễ làm trước, vừa làm, vừa tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm thực tế.

Quá trình triển khai, xã nhận thấy yếu tố quan trọng là sự đoàn kết, đồng thuận cao từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng nhân dân.

“Đối với bà con dân bản, tuyên truyền phải gắn với thực tế, bằng hành động cụ thể thì dân sẽ hiểu và làm theo. Xây dựng NTM không chỉ thể hiện qua cơ sở hạ tầng được cải thiện, mà phải làm cho đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, người dân biết khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương xây dựng các mô hình kinh tế thoát nghèo”, Chủ tịch xã Vang Chuyên chia sẻ.

Khi người dân đồng thuận

Cũng theo Chủ tịch xã Vang Chuyên, nhờ phát huy tối đa quy chế dân chủ trong xây dựng NTM và công khai, minh bạch về tài chính nên địa phương luôn nhận được đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia của quần chúng Nhân dân. Theo đó, ngoài nguồn kinh phí đầu tư xây dựng NTM của địa phương, còn có nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự án hiện có trên địa bàn huyện như Chương trình 135, 30a, kết hợp, địa phương đã vận động huy động nguồn vốn trong dân được hơn 17 tỷ đồng xây dựng NTM.

“Qua chương trình xây dựng NTM, đã khuyến khích được Nhân dân thay đổi tư duy sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá để tăng thu nhập cho gia đình”, Chủ tịch xã Vang Chuyên phấn khởi thông tin.

Hiện nay, trên địa bàn xã Thạch Giám đã có 10 mô hình phát triển kinh tế điểm, có thu nhập cao như: Mô hình chăn nuôi lợn đen ở bản Phòng, bản Mác, bản Lau, bản Chắn; nuôi trâu, bò ở bản Khe Chi, bản Thạch Dương, bản Lau… Điển hình có trang trại chăn nuôi lợn đen của gia đình ông Lang Văn Phùng ở bản Phòng cho thu nhập vài chục triệu đồng/năm. Mô hình đang được xã lấy làm điểm để nhân rộng trong Nhân dân.

Chia sẻ về kết quả triển khai xây dựng NTM ở địa phương, ông Phan Đức Sơn, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương khẳng định: Đối với chương trình xây dựng NTM, mỗi một địa phương có những điều kiện và cách làm khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cốt lõi trong xây dựng NTM là làm cho cuộc sống Nhân dân ngày càng được tốt hơn, cơ sở hạ tầng được khang trang, diện mạo bản làng khởi sắc, làm thay đổi tư duy nhận thức tư duy sản xuất cho đồng bào các dân tộc… những yếu tố này, đã được xã ĐBKK Thạch Giám thực hiện với những kết quả đáng ghi nhận.

Qua thực hiện NTM diện mạo xã đã thay đổi, đời sống đồng bào được nâng lên. Đến nay, Thạch Giám có 11km đường nhựa liên xã; từ thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, toàn bộ 15,61km đường thôn bản, liên bản và 85% hệ thống đường ngõ bản đã được bê tông; tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 9,87%.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.