Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kinh nghiệm tuyên truyền của già làng Klong Ba

PV - 09:34, 31/05/2019

Ở tuổi 63, già làng Klong Ba đã có 14 năm trên cương vị Bí thư Chi bộ thôn, đảng ủy viên xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thôn Ta Ly 2 có 113 hộ, 514 nhân khẩu, hơn 95% là đồng bào dân tộc Cơ-ho sinh sống. Cách đây chừng 25 năm, ký ức của những người già trong thôn vẫn luôn ám ảnh cuộc sống du canh, du cư phiêu bạt qua những sườn đồi nam Tây Nguyên. Năm 1992, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, đồng bào dừng chân lập thôn Ta Ly 2, bên dòng Đạ Nhim hiền hòa để làm cho hạt lúa trổ bông và những vườn rau xanh tốt.

Già làng Klong Ba giới thiệu mô hình trồng cà chua mang lại hiệu quả cao. Già làng Klong Ba giới thiệu mô hình trồng cà chua mang lại hiệu quả cao.

Bí thư, già làng Klong Ba cho rằng: Để triển khai tốt công việc, để dân hiểu, dân tin, trước hết, già làng, trưởng dòng họ, đảng viên phải biết làm gương. Nhưng muốn làm gương thì phải có kiến thức, phải hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quan trọng là chọn “kênh” tuyên truyền, phổ biến phù hợp.

Trên cung đường trải bê-tông chạy dọc giữa buôn làng, già Klong Ba bảo, đây là khu nhà lưới trồng rau công nghệ cao của gia đình bà Lyđia, kia là của già Ya Bai, Trưởng ban Mặt trận thôn... Dừng lại trong khu nhà lưới rộng 4.000m2 vừa mới làm thêm của gia đình, già Klong Ba cho biết: Nhà mình có 2ha trồng luân phiên các loại rau. Nhờ tự học hỏi kinh nghiệm, cùng với sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp huyện, mình mạnh dạn đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thu nhập hằng năm khoảng 500 triệu đồng. Từ mô hình mẫu của gia đình già Klong Ba, giờ đây, bà con thôn Ta Ly 2 đã bắt đầu nghĩ đến chuyện làm giàu trên chính đồng ruộng của mình.

Nhờ hiểu rõ phong tục, tập quán của đồng bào mình, già Klong Ba chọn cách quản lý theo họ tộc, vận dụng vai trò, uy tín của trưởng dòng họ nhằm mang lại hiệu quả cao. Ông chọn 3 “kênh” để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con buôn làng, như họp dân, dòng họ và nhất là trong những buổi thánh lễ, có một chương trình riêng cho hoạt động này. “Mình làm đúng và làm gương thì bà con ủng hộ mà”, già Klong Ba nói. Nhờ thường xuyên tuyên truyền, vận động cho nên bà con buôn làng đã thay đổi tư duy, nếp sống. Giờ cả thôn chỉ còn hai hộ nghèo, cái đói đã lùi xa...

BẢO VĂN - LINH

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.