Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Kinh nghiệm đi rừng của người Mông

PV - 16:45, 20/05/2019

Từ bao đời nay, đa phần người Mông ở Lào Cai dựa vào rừng, coi rừng là sự sống. Do đó, bà con đi rừng vào mùa nào, được chặt cây gì, độ tuổi chừng nào, chỉ được săn những con vật nào đều có luật tục của cộng đồng quy định cụ thể.

Người Mông hái nấm hương trên rừng. Ảnh: Tuấn Ngọc Người Mông hái nấm hương trên rừng. Ảnh: Tuấn Ngọc

Ông Giàng Seo Gà, huyện Sa Pa cho biết: thời gian đẹp nhất để đi rừng là đầu mùa Đông, từ cuối tháng 9 đến tháng 2 âm lịch. Đây là lúc cây cối và quả trong rừng chín, các loại củ, nấm ngon nhất. Mùa có măng vầu, măng đắng... Đi rừng mà không tính mùa thì rất tốn công, tốn sức mà chẳng có hiệu quả gì.

Trước mỗi chuyến đi, bà con người Mông đều chuẩn bị rất kĩ lưỡng vật dụng, lương thực, nước uống dọc đường.

Theo ông Thào Seo Sình, ở thôn Khai Phàng, xã Bản Già, huyện Bắc Hà, quan trọng nhất khi đi rừng chính là lửa. Lửa vừa để đun nấu lúc hết đồ ăn, thức uống, vừa để phòng thú dữ tấn công. Với một thợ rừng lão luyện, chỉ cần có một con dao với một cái bật lửa là có thể tồn tại trong rừng hằng tháng trời.

Ngoài ra, với người đi rừng một điều quan trọng không kém chính là nguồn nước. Người ta có thể nhịn đói trong vài ngày, nhưng nếu nhịn khát đi trong rừng thì chỉ một ngày sẽ lả đi ngay. Thông thường, khi nước mang theo không đủ, sẽ phải tìm đến những khe suối.

Tuy nhiên, để tìm được khe suối, hay mạch nước ngầm rất mất thời gian. Vậy nên, thợ rừng đã tận dụng nguồn nước từ cây cối có sẵn xung quanh như cây măng, hồ đề hoặc cây xẹ. Với cả 2 loại cây này, người ta chỉ cần dùng dao chặt, mỗi đoạn khoảng 2, 3 khúc rồi dựng cái đầu lên để dốc những tia nước xuống. Cứ một sải cây đủ một người uống.

Theo ông Giàng Seo Gà, ai bắt đầu đi rừng cũng được ông cha truyền cho cách thử cây nào lấy được nước uống, cây nào có uống được hay không, chỉ bằng cách nếm thử một chút. Thấy nó ngọt và không có chất cay, đắng thì cây đó có nước uống được.

Để tránh tình cảnh “kẻ săn mồi trở thành con mồi” khi đi rừng, ngoài lương thực, nước uống, bật lửa, người Mông còn có một ống tre nhỏ đựng bồ hóng trộn với quả bồ hòn, một ít dầu thông. Đây là những thứ thuốc ngừa côn trùng rất hiệu quả.

Người Mông có câu “rắn theo đóm ăn tàn”. Vì loài rắn ưa chỗ ấm áp, thường bò tới chỗ có đốm lửa, tàn lửa để sưởi ấm. Ông Thào Seo Sình kể, khi ở rừng ban đêm, người Mông thường có một ít hồng hoàng, hay còn gọi là lưu huỳnh trong người để khi đốt lửa, không sợ rắn, rết, nhện độc đến cắn mình.

Luôn ứng xử tôn trọng, hòa hợp với rừng như thế từ bao đời nay, cuộc sống của người Mông và rừng luôn song hành với nhau. Họ đã cùng nhau giữ gìn, truyền lại cho con cháu tình yêu với những cánh.

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.